Thứ Tư, 22/02/2017 15:35

Sàn giao dịch chứng khoán nào nhỏ nhất thế giới?

Có lẽ bạn chưa biết, Myanmar cũng có một sàn giao dịch chứng khoán.

Sàn Giao dịch Chứng khoán Yangon

Theo Bloombeg, mặc dù đã tồn tại một năm qua, nhưng Sàn Giao dịch Chứng khoán Yangon (YSE) chỉ là nơi giao dịch của vỏn vẹn 4 công ty là First Myanmar Investment, Myanmar Thilawa SEZ Holdings Public, Myanmar Citizens Bank và First Private Bank.

Không có công ty nào trong số này huy động thêm vốn cả và hoạt động giao dịch bị chi phối chủ yếu bởi các nhà đầu tư nhỏ. Thậm chí nhiều trong số này chỉ mua chứng khoán với số tiền dưới 20,000 Kyat (tương đương 15 USD). Vào một ngày gần đây, chỉ có gần 17,000 cổ phiếu được sang tay giữa các nhà đầu tư, bằng với khối lượng giao dịch trong vòng 1/8 giây của thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới ở New York.

Kể từ lúc Chính phủ dân chủ được thành lập vào tháng 12/2015, cuộc sống của người dân Myanmar đã được cải thiện. Nhiều trong số 51 triệu người Myanmar đã háo hức mua xe hơi và sử dụng mạng xã hội và có tới 75% trong số này sở hữu điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, bạn đừng trông mong là họ sẽ thể hiện sự háo hức về lĩnh vực tài chính. Với mức thu nhập bình quân hàng năm là 1,270 USD và lịch sử đầy u ám của ngành ngân hàng, người Myanmar dường như không đụng tới hoạt động của ngân hàng bán lẻ, các khoản thế chấp, thẻ tín dụng, các tài khoản hưu trí hoặc thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Dù vậy, việc thành lập YSE vẫn được xem là dự án tài chính đầu tiên và cũng là dự án đắt đỏ nhất của Chính phủ Myanmar.

Một vấn đề khác cũng khá nổi trội là nhà đầu tư nước ngoài không được phép giao dịch trên YSE. Daw Tin May Oo, một ủy viên của Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Myanmar, cho hay sẽ có sự xem xét lại Luật Công ty Nội địa (LCL) sớm nhất là trong tháng này. Ông hy vọng những nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cho phép sở hữu tối đa 35% cổ phần của một công ty Myanmar sau đợt xem xét này.

Khởi điểm từ dưới mức 0

Chính phủ Myanmar đã buộc phải khởi đầu ngành tài chính của quốc gia này từ mức thấp hơn 0. Trong suốt cơ chế quân sự, vốn bắt đầu từ năm 1962, người Myanmar đã quá quen với việc trữ tài sản ở bất cứ đâu ngoại trừ các định chế tài chính. Cơn khủng hoảng ngân hàng 2003 đã xóa sạch phần lớn khoản tiền tiết kiệm trong các ngân hàng tư nhân của Myanmar, qua đó để lại một ký ức khá đau đớn đối với người dân nước này, Mike Dean, Giám đốc và là nhà đồng sáng lập Myanmar Investments, cho hay.

“Đặc biệt là sau sự kiện đó, họ không còn muốn giữ tiền ở ngân hàng nữa”, ông Dean chia sẻ.

Khi YSE bắt đầu mở cửa lần đầu tiên, nhiều người tỏ ra rất háo hức. Khoảng 200 người từ các vùng nông thôn xuất hiện ở Yangon chỉ vì muốn trao đổi kim loại quý và đá quý để lấy cổ phiếu. Nhưng rồi mối quan tâm cũng người dân cũng vơi dần đi khi luật yêu cầu nhà đầu tư buộc phải có mối quan hệ với 1 trong 6 nhà môi giới được Chính phủ ủy quyền./.

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng khoán Campuchia có thể phát triển gấp đôi trong 5 năm tới (15/02/2017)

>   Vốn đầu tư BĐS thương mại toàn cầu có thể tăng lên 700 tỉ USD (05/02/2017)

>   Chứng khoán Lào: SKL dự định chào bán cổ phiếu để huy động vốn xây thêm nhà máy mới (18/01/2017)

>   Chứng khoán Myanmar: First Private Bank sẽ lên sàn trong tháng 1/2017 (11/01/2017)

>   Chứng khoán Myanmar: YSX sau một năm hoạt động (20/12/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Sàn Growth Board đang thu hút các SME (19/12/2016)

>   Chứng khoán Lào: SKL chuẩn bị kế hoạch lên sàn (16/12/2016)

>   Chứng khoán Lào: U.D.A Farm có thể lên sàn vào năm 2017 (14/12/2016)

>   Chứng khoán Lào: PCD chuẩn bị IPO (13/12/2016)

>   Chứng khoán Campuchia: Lợi nhuận ròng quý 3/2016 của PPWSA giảm gần 4% (12/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật