Thứ Tư, 08/02/2017 20:05

Lạm phát châu Á sẽ ra sao khi các đồng tiền bắt đầu hồi sinh?

Đà nhảy vọt bất ngờ của chỉ số đo lường lạm phát tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tuần trước có lẽ chỉ tồn tại trong thoáng chốc, Bloomberg cho hay.

 

Hôm thứ Ba, đồng NZD (đôi khi còn được gọi là đồng Kiwi) của New Zealand leo lên đỉnh 3 tháng sau khi chỉ số đo lường kỳ vọng áp lực giá của ngân hàng trung ương tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2015. Điều này diễn ra sau khi các chỉ số lạm phát tháng 1/2017 của Hàn Quốc, Indonesia và Thái Lan tăng vượt quá kỳ vọng. Bên cạnh đó, giá hàng hóa tại Philippines cũng tăng mạnh nhưng vẫn thấp hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế.

Câu hỏi ở đây là trong tổng mức tăng của giá hàng hóa, có bao nhiêu phần xuất phát từ sự sụt giảm của các đồng tiền trong quý trước? Được biết, các đồng tiền châu Á đều suy yếu so với đồng USD trong quý 4/2016. Đà hồi sinh của các đồng tiền châu Á trong năm nay cùng với tình trạng ổn định của thị trường dầu đã làm dấy lên kỳ vọng giá tiêu dùng sẽ tăng chậm lại.

“Dữ liệu gần đây cho thấy tồn tại một số áp lực lạm phát xuất phát từ sự suy yếu của các đồng nội tệ, cùng với đà tăng của giá dầu. Khi đồng USD xóa bớt đà tăng trong tháng này, thì các áp lực lạm phát này cũng sẽ giảm theo”, Koji Fukaya, Giám đốc điều hành (CEO) của FPG Securities, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ về mối tương quan giữa sự suy yếu của các đồng tiền châu Á với sự gia tăng trong chi phí cho nền kinh tế. Đồng USD mạnh hơn có thể làm gia tăng lạm phát bằng cách tăng giá hàng hóa nhập khẩu và nhấc bổng thu nhập của các nhà nhập khẩu, qua đó thêm vào lượng tiền có thể chi tiêu trong nước.

New Zealand là một ví dụ điển hình. Các kỳ vọng lạm phát ở quốc gia này có xu hướng tăng nhanh hơn trong thời gian ngắn sau khi đồng NZD trượt dốc do các nhà sản xuất nội địa phải trả giá cao hơn cho những hàng hóa nhập khẩu, như xe hơi và máy tính, đồng thời thu được nhiều tiền hơn từ các sản phẩm xuất khẩu, dẫn đầu là sữa.

Ngoại trừ đồng Kiwi, các thị trường tiền tệ khác đều không bị xáo trộn bởi xu hướng trên. Sau tất cả, câu chuyện năm 2017 cho tới nay vẫn nói về đà hồi phục của thị trường trái phiếu khi các giao dịch “tạo lạm phát” dần lắng xuống khi làn sóng bất ổn chính trị liên tục xảy ra tại các khu vực từ Mỹ cho đến châu Âu.

Nhà đầu tư tại hầu hết các thị trường châu Á không mong đợi nhiều từ động thái đáp trả của các ngân hàng trung ương. Giá trị của các hợp đồng hoán đổi lãi suất ở Malaysia và Thái Lan đã tăng cao kể từ cuối năm 2016, trong khi các hợp đồng tương tự ở Australia, New Zealand và Ấn Độ lại sụt giảm. Bên cạnh đó, đường cong lãi suất của Hàn Quốc vẫn chiết khấu khả năng không có đợt nâng lãi suất nào trong ít nhất 1 năm.

Điều này một phần là do tất cả đồng tiền ở các thị trường châu Á mới nổi, ngoại trừ đồng Peso của Philippines, đã leo dốc ít nhất 0.7% so với đồng USD trong năm 2017, dẫn đầu là đồng Won của Hàn Quốc với mức nhảy vọt hơn 5%. Đồng Đôla Úc (AUD) và đồng Kiwi cũng đồng loạt tăng hơn 5%. Chính sự hồi phục của các đồng tiền có thể dẫn tới một sự đảo chiều của lạm phát trong những tháng tới./.

Các tin tức khác

>   Australia hướng tới thỏa thuận “TPP-1” sau khi Mỹ rút lui (08/02/2017)

>   Kinh tế toàn cầu mất 450 tỷ USD vì tấn công mạng (08/02/2017)

>   Vàng tăng liền 4 phiên lên sát đỉnh 3 tháng (08/02/2017)

>   Dầu giảm hơn 1% xuống thấp nhất trong gần 3 tuần (08/02/2017)

>   Dự trữ ngoại hối Trung Quốc rớt ngưỡng 3 ngàn tỷ USD lần đầu trong gần 6 năm (07/02/2017)

>   Trung Quốc có thể hưởng lợi khi căng thẳng giữa Mỹ và Mexico xảy ra (07/02/2017)

>   PwC: Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 29 vào năm 2030 (07/02/2017)

>   Vàng và trái phiếu đang phát tín hiệu gợi nhớ vụ sụp đổ năm 1987 và 1973 (07/02/2017)

>   Vàng lên cao nhất trong gần 3 tháng (07/02/2017)

>   Dầu sụt giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 1/2017 (07/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật