Thứ Ba, 07/02/2017 06:44
Dầu sụt giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 1/2017

Những lo ngại về sản lượng tại Mỹ vẫn tồn tại ngay cả khi sản lượng của OPEC giảm sút

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong ngày thứ Hai, đồng thời ghi nhận phiên lao dốc mạnh nhất kể từ giữa tháng 1/2017 do những lo ngại về khả năng leo dốc của sản lượng dầu tại Mỹ và đồng USD đã xóa sạch đà tăng trong tuần trước, MarketWatch đưa tin.

Thông tin chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ giảm bớt một số quy định hạn chế đối với các công ty năng lượng cùng với nhiều dữ liệu về đà sụt giảm sản lượng đáng kể của các nhà sản xuất dầu chủ chốt cũng không thể giúp giá dầu tăng cao trong ngày thứ Hai.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3 trên sàn Nymex lùi 82 xu (tương đương 1.5%) xuống 53.01%, mức sụt giảm mạnh nhất cả về phương diện USD lẫn phần trăm kể từ ngày 18/01/2017, dữ liệu từ FactSet cho thấy.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 trên sàn London mất 1.09 USD (tương đương 1.9%) còn 55.72 USD/thùng, xóa hết đà leo dốc 1.9% hồi tuần trước.

Hôm thứ Sáu, dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng tuần thứ 3 liên tiếp, qua đó làm dấy lên lo ngại sản lượng dầu tại Mỹ sẽ phá hoại nỗ lực xoa dịu tình trạng dư cung toàn cầu và cân bằng thị trường của các nhà sản xuất lớn khác.

Bên cạnh đó, đà tăng của đồng USD vào ngày thứ Hai cũng gây áp lực lên dầu, vốn được neo giá theo đồng bạc xanh.

Ngoài ra, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran do vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo, qua đó làm gia tăng căng thẳng với một trong 10 nhà sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới.

Cùng với những mặt tích cực về địa chính trị và chính sách, các nhà phân tích cũng cho rằng việc ký kết thành công thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào cuối năm 2016 cũng đang làm tăng sự lạc quan rằng các quốc gia sản xuất dầu đang nghiêm túc cắt giảm sản lượng nhằm thúc đẩy giá dầu.

Một cuộc thăm dò của Platts cho biết trong tháng 1/2017, tháng đầu tiên của thỏa thuận cắt giảm sản lượng, các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)  đã cắt giảm 1.14 triệu thùng/ngày so với mức hồi tháng 10/2016.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 3 sụt 4.3 xu (tương đương 2.8%) xuống 1.510 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 3 mất 3 xu (tương đương 1.8%) còn 1.635 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 3 hạ 1.3 xu (tương đương 0.4%) xuống 3.05 USD/MMBtu./.

Các tin tức khác

>   Có nên lùi áp dụng tiêu chuẩn khí thải?  (06/02/2017)

>   Chính phủ chưa xem xét tăng thuế môi trường lên 8.000 đồng/lít xăng (04/02/2017)

>   Dầu tăng hơn 1% trong tuần qua khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới lên Iran (04/02/2017)

>   Sau Tết Nguyên Đán, dầu giảm trong khi xăng giữ nguyên (03/02/2017)

>   Dầu rút lui sau khi tăng 2 phiên liên tiếp (03/02/2017)

>   Dầu vọt 2% lên đỉnh 3 tuần khi sản lượng dầu tại Mỹ giảm sút (02/02/2017)

>   Giá gas tăng thêm 28.000 đồng/bình (01/02/2017)

>   Giá gas tăng thêm 28.000 đồng/bình (01/02/2017)

>   Dầu ghi nhận tháng lao dốc đầu tiên của năm 2017 (01/02/2017)

>   Dầu xuống đáy 1 tuần khi sản lượng tại Mỹ tăng cao (31/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật