Thứ Ba, 21/02/2017 16:40

Hầu hết DNNN trì hoãn, không về SCIC

Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã không làm như vậy, bất chấp quy định của Chính phủ, theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM).

 
Có 234 doanh nghiệp phải chuyển giao về SCIC. Ảnh: TL.

Theo CIEM, Nghị định 151/2013/NĐ-CP và Thông tư 118/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chuyển giao cho SCIC quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Chính phủ còn có nhiều công văn, chỉ thị nhắc nhở việc thực hiện hai văn bản pháp luật trên nhằm lành mạnh hóa việc quản lý vốn của nhà nước ở doanh nghiệp.

Theo CIEM, có khoảng 234 doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao nhưng chưa được chuyển giao về cho SCIC. Trong số đó, chỉ có 61 doanh nghiệp đã “thỏa thuận được” là sẽ chuyển giao, trong khi phần lớn hơn (173 doanh nghiệp) chưa thể thỏa thuận được là sẽ chuyển giao về SCIC.

Tại hội thảo về chủ đề này tổ chức sáng 21-2 tại Hà Nội, Viện phó CIEM Phan Đưc Hiếu nói: “Các bộ, ngành và địa phương chưa tích cực thực hiện, thậm chí là trì hoãn việc chuyển giao. Hơn nữa, có bộ, ngành và địa phương muốn giữ doanh nghiệp lại để quản lý, hoặc để tiến hành bán vốn”.

Ông bổ sung: “Hơn nữa, SCIC không muốn tiếp nhận các doanh nghiệp khó khăn”.

Theo CIEM, số vốn Nhà nước tại 173 doanh nghiệp này vào khoảng 82.600 tỉ đồng. Có 32 doanh nghiệp trực thuộc các bộ, ban ngành trung ương, nhiều nhất là Bộ Công Thương với 8 doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải 5 doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 doanh nghiệp, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 10 doanh nghiệp và Bộ Y tế 4 doanh nghiệp.

Các địa phương còn giữ 141 doanh nghiệp, trong đó TPHCM giữ 50 doanh nghiệp, Gia Lai 15 doanh nghiệp, Thừa Thiên-Huế 13 doanh nghiệp, Bình Định 11 doanh nghiệp, Điện Biên 7 doanh nghiệp.

Theo Phó tổng Giám đốc SCIC Nguyễn Hồng Hiển, đến cuối năm 2016 SCIS đã tiếp nhận hơn 1.000 doanh nghiệp, tổng vốn hóa là 9.900 tỉ đồng (theo giá thị trường là hơn 15.000 tỉ đồng), bằng 1% tổng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Trong số đó, hơn 80% là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kém hiệu quả. Tỷ lệ doanh nghiệp chuyển về SCIC thuộc diện kiểm soát đặc biệt, thua lỗ chiếm gần 7%.

http://www.thesaigontimes.vn/157144/Hau-het-DNNN-tri-hoan-khong-ve-SCIC.html

Các tin tức khác

>   Nhiều chuyện “khó hiểu” tại các dự án BOT giao thông (21/02/2017)

>   10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất tính đến 15/2/2017 (21/02/2017)

>   Nhập siêu gần 2.5 tỷ USD trong nửa đầu tháng 2 (21/02/2017)

>   Tích cực triển khai cấp chứng thư thủy sản xuất khẩu theo cơ chế một cửa quốc gia (21/02/2017)

>   Lưu lượng phương tiện trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai duy trì ở mức cao (21/02/2017)

>   Đường BOT: Dân không đi vẫn phải trả phí (21/02/2017)

>   Xăng tăng giá, doanh nghiệp vận tải “khóc ròng” (21/02/2017)

>   Cá tra Việt Nam bị bôi nhọ thiếu căn cứ (21/02/2017)

>   Xóa sổ công ty đa cấp Isagenix Việt Nam (21/02/2017)

>   Thêm một dự án khai thác titan bị Bình Thuận từ chối (21/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật