Thứ Hai, 09/01/2017 15:43

Kỳ lạ động thái của Ban lãnh đạo và cổ đông lớn tại PIV

Ở tháng cuối năm 2016, giao dịch của cổ phiếu CTCP PIV (HNX: PIV) trở nên đáng chú ý với sự thay đổi giá đột ngột và việc cổ đông lớn cùng Ban lãnh đạo đều đăng ký thoái hết vốn.

Thị giá bật tăng 65%, lãnh đạo và cổ đông lớn ồ ạt thoái vốn

Cuối tháng 11, thị giá cổ phiếu PIV có sự thay đổi “chớp nhoáng” khi liên tục tăng trần trong 6 phiên giao dịch liên tiếp từ 6,300 đồng/cp phiên ngày 29/11 lên mức 10,400 đồng/cp trong phiên ngày 07/12, tương ứng với mức tăng 65%; khối lượng giao dịch trung bình 76,000 cp/phiên.

Càng đáng chú ý hơn nữa khi trong thời gian này xuất hiện 4 giao dịch thỏa thuận lớn với hơn 6.3 triệu cp, tương đương 40% vốn điều lệ của PIV.

Nhìn lại diễn biến cổ phiếu PIV trong năm 2016, không ít người sẽ “rùng mình” bởi sự biến động của cổ phiếu này. Chỉ trong tháng 9, thị giá PIV tăng với tốc độ chóng mặt 103% lên mức đỉnh 11,700 đồng/cp. Nhưng cũng chỉ mất chưa đầy 1 tháng sau đó, thị giá đã rơi trở về gần mức ban đầu.

Diễn biễn giá cổ phiếu PIV nửa cuối năm 2016

Cùng với diễn biến tăng giá của cổ phiếu PIV, dường như cả cổ đông lớn và ban lãnh đạo của Công ty đang “tranh thủ” thoái vốn. Những tín hiệu đầu tiên của đợt thoái vốn bắt đầu khi cổ đông lớn Phạm Văn Thuận bán đi gần 1.7 triệu, giảm sở hữu còn 3.97% tại ngày 01/12. Ngay hôm sau, cá nhân Lê Xuân Minh cũng xóa tên khỏi danh sách cổ đông lớn khi giảm sở hữu từ 16.67% xuống chỉ còn 3.97%, tiếp sau đó là cá nhân Trần Văn Lượng giảm sơ hữu từ 17.33% xuống 3.23%.

Cho đến những ngày cuối năm gần đây, cơn sốt thoái vốn đã lan đến Ban lãnh đạo khi 3 thành viên HĐQT đồng loạt đăng ký thoái toàn bộ vốn, trong đó Chủ tịch HĐQT Hoàng Thị Hoài đã bán toàn bộ 9.33% vốn và không còn là cổ đông của PIV.

Lịch sử có đang lặp lại?

Trở về thời điểm 2 năm trước, lúc mà PIV đang vấp phải khó khăn trong hoạt động kinh doanh thì cũng rơi vào tình cảnh tương tự. 3 cổ đông lớn là Trần Thị Thanh Hòa (từng sở hữu 8.33% vốn), Nguyễn Thị Bảo Linh (từng sở hữu 16.67%) và CTCP Đầu tư BĐS An Bình (từng sở hữu 16.67% vốn) đã lần lượt thoái vốn và rút khỏi PIV.

Cũng trong năm 2014, PIV có hàng loạt thay đổi nhân sự cấp cao từ Ủy viên HĐQT đến Tổng giám đốc, Kế toán trưởng. Đáng chú ý nhất là việc miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Nguyễn Vũ Trọng Minh theo nguyện vọng cá nhân và bầu ông Nguyễn Công Cương thay thế. Tuy nhiên, đến tháng 4/2015, ông Nguyễn Công Cương đã xin từ nhiệm và nhường chức vụ cho ông Lê Ngọc Tuấn. Và cũng chưa đầy 4 tháng sau, “chiếc ghế” Chủ tịch HĐQT lại một lần nữa đổi chủ khi ông Tuấn xin từ nhiệm và bà Hoàng Thị Hoài được bầu thay thế đương nhiệm tới thời điểm hiện tại.

Sau khi có những thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, năm tiếp theo PIV đạt được bước “lột xác” trong kết quả kinh doanh. Năm 2014, PIV đạt lợi nhuận tăng vọt hơn 8 tỷ đồng, (năm 2013 chỉ “vỏn vẹn” 25 triệu đồng). Qua năm 2015, tiếp tục có sự tăng trưởng với 9.2 tỷ đồng lợi nhuận.

KQKD của PIV 4 năm gần đây (Đvt: triệu đồng)

Trong 9 tháng đầu năm 2016, PIV tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng với 159.6 tỷ đồng doanh thu, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng gần 9.9 tỷ đồng, tăng trưởng 6%.

Với mức tăng trưởng tốt trong hoạt động kinh doanh, rất khó hiểu khi cổ đông lớn và ngay cả thành viên trong HĐQT cùng thoái vốn khỏi PIV. Đợt thoái vốn của HĐQT và cổ đông lớn là tín hiệu cho một sự chuyển giao lãnh đạo mới tại PIV hay đơn giản chỉ là một hành động chớp thời cơ chốt lời khi cổ phiếu tăng giá?  

Được biết, giữa năm 2016, chính 5 thành viên HĐQT và 7 cá nhân khác đã mua lại hơn 13.4 triệu cp ế với giá 10,000 đồng/cp trong đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu của PIV. Cụ thể, PIV đã chào bán ra công chúng 13.8 triệu cp với giá 10,000 đồng/cp theo tỷ lệ 100:1,150. Tuy nhiên, đợt phát hành đã bị “ế” tới hơn 13.44 triệu cp, do vậy HĐQT đã phân phối số cổ phiếu “ế” cho 12 cá nhân gồm 5 thành viên HĐQT (gần 20% vốn) và 7 cá nhân khác (62.3% vốn của PIV).

Thay đổi tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn và HĐQT PIV

Theo thông tin mới đây, PIV đã phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư chiến lược với giá chuyển đổi 10,000 đồng/cp, tỷ lệ 1:100 (1 trái phiếu được chuyển đổi thành 100 cổ phiếu; nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực giao thông vận tải với việc đầu tư vốn vào công ty con CTCP BOT Cầu Thái Hà./.

Các tin tức khác

>   Thị phần HNX quý 4/2016: SHS bất ngờ soán ngôi SSI (09/01/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 09/01: Hạ nhiệt (09/01/2017)

>   Góc nhìn: Xóa định kiến cho UPCoM (08/01/2017)

>   09/01: Bản tin đầu tuần (09/01/2017)

>   Ông Nguyễn Đức Hùng Linh (SSI): Làn sóng niêm yết sẽ là động lực cho chứng khoán năm 2017 (11/01/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 09/01 (09/01/2017)

>   BTT: Thông báo quyết định nhận chuyển nhượng phần vốn góp của Ông Lê Quang Mẫn tại Công ty TNHH Bến Thành Sun Ny (06/01/2017)

>   IJC: 25/01 hoàn trả vốn góp cho cổ đông để giảm vốn (06/01/2017)

>   BLI: Thông báo về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Long - Sở Giao dịch Bảo Long (06/01/2017)

>   HOSE: 68 mã không được giao dịch ký quỹ Quý 01/2017 (06/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật