Thứ Hai, 16/01/2017 21:43

Dự thảo Luật Quản lý nợ công

Bộ Tài chính đang dự thảo Luật Quản lý nợ công. Nợ công quy định trong luật này bao gồm: Nợ Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương.

Luật này quy định về các chỉ tiêu an toàn nợ, chiến lược nợ, các nội dung về quản lý nợ công gồm chương trình, kế hoạch quản lý nợ công, công tác quản lý rủi ro, giám sát an toàn nợ công, việc huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ của Chính phủ; quản lý hoạt động cho vay lại, bảo lãnh của Chính phủ; quản lý nợ chính quyền địa phương; công tác kế toán, kiểm toán, thống kê, báo cáo, đánh giá và công bố thông tin về nợ công; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng nợ công.

Nợ công quy định trong luật này, bao gồm: Nợ Chính phủ; nợ được Chính phủ bảo lãnh; nợ chính quyền địa phương.

Dự thảo nêu rõ nguyên tắc quản lý nợ công là tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nợ công và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, đảm bảo đúng trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng nợ công. Huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Quản lý nợ bền vững, đảm bảo an toàn nợ, an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô nền kinh tế.

Chỉ tiêu an toàn nợ

Theo dự thảo chỉ tiêu an toàn nợ là giới hạn mức nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP và chỉ số về thanh toán trả nợ so với tổng thu Ngân sách Nhà nước.

Các chỉ tiêu an toàn nợ bao gồm: Nợ công so với GDP; nợ Chính phủ so với GDP; nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (gốc, lãi) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các chỉ tiêu an toàn nợ, báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội quyết định trong chiến lược nợ từng thời kỳ.

Đối với kế hoạch vay trả nợ công trung hạn (05) năm, dự thảo nêu rõ, kế hoạch vay trả nợ công trung hạn 5 năm được xác định trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm.

Nội dung chủ yếu kế hoạch vay trả nợ công trung hạn 5 năm, bao gồm: Xác định mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu giới hạn nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; các định hướng về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ công; các giải pháp chủ yếu để đảm bảo an toàn, bền vững nợ công.

Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch vay trả nợ công trung hạn 5 năm cùng với kế hoạch tài chính 5 năm trình Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định...

http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-mới/Du-thao-Luat-Quan-ly-no-cong/296853.vgp

Các tin tức khác

>   Ba nhân tố gây áp lực lên CPI năm 2017 (16/01/2017)

>   Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam trở lại quỹ đạo (14/01/2017)

>   Bộ Tài chính: Không đưa nợ doanh nghiệp Nhà nước vào nợ công (14/01/2017)

>   Hà Nội treo thưởng 200.000 USD cho ý tưởng chống ùn tắc (12/01/2017)

>   Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Chỉ tháo gỡ khó khăn thì không ăn thua (12/01/2017)

>   Đến năm 2018, phải tạo chuyển biến căn bản trong việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (12/01/2017)

>   Huy động nguồn lực rất tốt, nhưng sử dụng rất kém (12/01/2017)

>   Tăng cường chủ động điều hành giá trong năm 2017 (11/01/2017)

>   Hà Nội: Phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm đạt 9% trong năm 2017 (10/01/2017)

>   Luật Hỗ trợ doanh nghiệp: Nghe hay nhưng khó khả thi (10/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật