Thứ Ba, 10/01/2017 10:35

Dự cảm chứng khoán năm 2017

Dự báo diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) không bao giờ là công việc dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh chung của năm 2017.

Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ tập trung vào khía cạnh phân tích kỹ thuật diễn biến thị trường chứng khoán.

TTCK Mỹ: Các chỉ số chính vẫn đang tiếp tục tăng, chinh phục những kỷ lục mới. Nhiều phân tích, bình luận cho rằng sự lạc quan trên thị trường đến từ tâm lý kỳ vọng vào những thay đổi xuất phát từ chính sách kinh tế của tân Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, những nhận định như thế có lẽ đã bỏ qua thực tế các chỉ số như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát... tiếp tục được cải thiện. Và một thực tế là xu hướng tăng đã bắt đầu từ năm 2009, diễn biến hiện tại là sự tiếp nối đạt đến cao trào. Chỉ số DJIA có thể sẽ tiếp tục thử thách kháng cự 21,000-22,000 như đã dự báo trong bài “Dow Jones và vùng kháng cự 16,700-17,500?”.

TTCK Nhật: Không loại trừ khả năng chỉ số Nikkei 225 sẽ chinh phục thành công kháng cự 19,000-20,000 để tiếp tục xu hướng giá lên dài hạn như dự báo trong bài “TTCK Nhật Bản: Nikkei 225 gọi “bình minh” nền kinh tế?.

Với những diễn biến gần đây trên chính trường Mỹ và thế giới, Nhật Bản đang đứng trước thời khắc lịch sử, có lý do, động lực và cả khả năng để thay đổi vị thế trên sân khấu khu vực và thế giới.

TTCK Trung Quốc: Chỉ số SSEC đang gặp kháng cự tại vùng 3,200-3,300 và có lẽ sẽ tiếp tục điều chỉnh. Trường hợp xấu nhất có thể giảm về vùng hỗ trợ 2,500-2,700 trước khi có thể bắt đầu một sóng tăng như dự báo trong bài “TTCK Trung Quốc: "Xu hướng tăng dài hạn khi nào kết thúc?”.

TTCK Việt Nam: VN-Index đã bắt đầu sóng điều chỉnh từ cuối tháng 10 năm 2016 và có thể sẽ tiếp nối trong năm 2017. Tuy nhiên,sóng điều chỉnh có thể ở dạng bất quy tắc. Thanh khoản toàn thị trường không cao trong suốt năm 2016 và diễn biến giao dịch của một số mã vốn hóa lớn với tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi thấp là hai điểm cần tính đến khi phân tích quá trình phân phối - điều chỉnh.

Những năm trước, quá trình phân phối đỉnh thường diễn ra chóng vánh do khối lượng khớp lệnh khá cao, thậm chí có nhiều phiên đạt tới hơn 200 triệu đơn vị chỉ tính riêng trên sàn HOSE. Tuy nhiên, thanh khoản năm 2016 trung bình ở mức 120 triệu đơn vị, rất ít phiên vượt 150 triệu đơn vịdù tổng khối lượng niêm yết trên HOSE khá cao so với những năm trước. Trong các năm tới, có lẽ sẽ tiếp tục diễn ra các giai đoạn phân phối đỉnh với thanh khoản không đột biến.

Một số mã vốn hóa lớn,với tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi thấp, ít nhiều đang đóng vai trò nâng đỡ tâm lý thị trường, giúp quá trình phân phối hay cơ cấu danh mục được thuận lợi hơn như diễn biến phiên 06/01 tuần trước.

Song, kỳ vọng sóng điều chỉnh lần này sẽ không sâu và không kéo dài. Trường hợp lạc quan hơn, có thể là dạng sóng điều chỉnh bất quy tắc. Ứng với các trường hợp này, chỉ số VN-Index đóng cửa năm 2017 sẽ không biến động nhiều so với điểm số đầu năm và diễn biến trong năm là tương đối bình yên.

Các ngưỡng hỗ trợ của sóng điều chỉnh này: Vùng hỗ trợ mạnh thứ nhất là 580-600. Vùng hỗ trợ mạnh tiếp theo là 530-550. Vùng hỗ trợ cứng là 460-480.

Nếu vùng hỗ trợ 460-480 bị phá vỡ, khả năng xu hướng giảm từ năm 2007 là chưa kết thúc. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ có thể xảy ra nếu xuất hiện những sự kiện tiêu cực ở cấp độ toàn cầu kiểu như thế chiến thứ ba...

Hiện tại, người viết cho rằng vùng giá 750-800 của VN-Index là một vùng kháng cự khá quan trọng. Nếu bứt qua vùng kháng cự này, TTCK Việt Nam có cơ hội chuyển qua một trang mới. Với những định hướng chiến lược cùng sự nỗ lực, quyết tâm cũng như cách thức giải quyết công việc gần đây của Chính phủ, kịch bản này là khá lạc quan. Thời điểm mà VN-Index có thể bứt phá qua vùng kháng cự có thể diễn ra trong năm 2018 hoặc nếu chậm hơn thì năm 2019.

Để kết thúc, người viết dự cảm diễn biến thị trường trong năm 2017 sẽ tiếp nối sự phân hóa sâu sắc: Sau một chu kỳ tăng giá kéo dài, giao dịch của một số mã kể cả bluechips có thể sẽ tiếp tục xu hướng phân phối và điều chỉnh từ cuối 2016; một số mã có thể trải qua sóng cuối của xu hướng giảm giá kéo dài nhiều năm qua; trong khi một số mã triển khai quá trình tích lũy thậm chí bắt đầu những đợt tăng giá đầu tiên của xu hướng giá lên. Phân tích, đánh giá và lựa chọn cổ phiếu là công việc không dễ dàng, cơ bản quyết định hiệu quả giao dịch trong một năm đầy thách thức phía trước./.

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 10/01: Phân hóa mạnh mẽ (10/01/2017)

>   Dòng tiền tiếp tục đón đầu kết quả kinh doanh 2016 (09/01/2017)

>   10/01: Bản tin 20 giờ qua (10/01/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 10/01 (10/01/2017)

>   QBS: Không muốn hạn chế room ngoại (10/01/2017)

>   Kỳ lạ động thái của Ban lãnh đạo và cổ đông lớn tại PIV (09/01/2017)

>   Thị phần HNX quý 4/2016: SHS bất ngờ soán ngôi SSI (09/01/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 09/01: Hạ nhiệt (09/01/2017)

>   Góc nhìn: Xóa định kiến cho UPCoM (08/01/2017)

>   09/01: Bản tin đầu tuần (09/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật