Thứ Tư, 18/01/2017 17:10

Chứng khoán FPT nhận ngay cú sốc khi vừa niêm yết

Vừa mới niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) ngày 13/01, cổ phiếu FTS của CTCP Chứng khoán FPT đã mất đi hơn 30% giá trị, giảm từ 18,000 đồng/cp xuống còn 12,900 đồng/cp.

Không như nhiều cổ phiếu có tên tuổi khác có phiên chào sàn ấn tượng như Sabeco (SAB), Habeco (BHN)… phiên giao dịch đầu tiên của FTS lại cho kết quả khá “cay đắng”. Khởi đầu với giá tham chiếu 18,000 đồng/cp, nhưng kết phiên FTS đã mất 20% giá trị, giảm sàn xuống mức 14,400 đồng/cp với khối lượng dư bán hơn 213 ngàn cp trong khi trắng bảng bên mua.

Tình trạng trên lại tiếp diễn trong phiên giao dịch thứ 2 khi FTS giảm sàn về mức 13,400 đồng/cp với lượng dư bán 177 ngàn cp. Trong 2 phiên gầy đây, mặc dù không còn giảm sàn, tuy nhiên, cổ phiếu FTS vẫn trong sắc đỏ. Tính đến phiên ngày 18/01, cổ phiếu FTS giảm còn 12,900 đồng/cp, mất đi 30% giá trị so với giá chào sàn.

Thị giá cổ phiếu FTS từ khi niêm yết

Nói đây là cú sốc bởi FTS là CTCK nằm trong Top 10 thị phần môi giới tại HOSE, chiếm 3.65% thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong năm 2016. Trước đó, năm 2015 Chứng khoán FPT cũng luôn nằm trong Top 10 tại cả 2 Sở Giao dịch HOSE và HNX.

Điểm lại kết quả kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm 2016, Chứng khoán FPT đạt tổng doanh thu thuần 204.8 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động môi giới đạt 65.8 tỷ đồng, chiếm 32% cơ cấu; lãi từ các khoản cho vay ở mức 104.4 tỷ đồng, chiếm gần 51% cơ cấu. Trừ các chi phí, Chứng khoán FPT lãi ròng 111 tỷ đồng, tăng trưởng 19%.

Trước đó, năm 2015, Chứng khoán FPT đạt lợi nhuận sau thuế gần 132 tỷ đồng, giảm gần 3% so với năm 2014.

Bảng biểu KQKD FTS từ 2012 đến nay (triệu đồng)

Về tình hình tài chính tổng tài sản của Chứng khoán FPT hiện có gần 1,565 tỷ đồng tập trung phần lớn tại tài sản ngắn hạn với gần 1,500 tỷ đồng. Trong đó, khoản cho vay chiếm tới 77% tài sản ngắn hạn của FTS với hơn 1,154 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền chỉ ở mức gần 201 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 3/2016, Chứng khoán FPT có vay nợ tài chính khá thấp, chỉ 140 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Kế hoạch trong năm 2016, FTS đặt mục tiêu doanh thu thuần 246 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2015 và lãi ròng ở mức 132 tỷ đồng. Theo đó, FTS sẽ chia cổ tức tỷ lệ 15% trong đó 5% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Năm 2017, dự kiến doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sẽ tăng trưởng 5% lần lượt đạt 260 tỷ và 135 tỷ đồng.

Hiện nay, qua 5 lần tăng vốn, Chứng khoán FPT có vốn điều lệ hơn 903.4 tỷ đồng với 2 cổ đông lớn là CTCP FPT một trong các cổ đông sáng lập sở hữu 20% vốn và SBI Financial Services Co., Ltd sở hữu 20% vốn. SBI Financial Services Co., Ltd chính thức có tên trong danh sách cổ đông lớn từ năm 2014 sau khi nhận chuyển nhượng 20% vốn từ SBI Securities (SBI Securities trở thành cổ đông lớn của Chứng khoán FPT từ năm 2011).

Thông tin cổ đông lớn của FTS

Chứng khoán FPT được thành lập vào tháng 7/2007, hoạt động chính trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, hoạt động tự doanh, tư vấn dầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán.

Ngay khi đặt chân lên HOSE, FTS đã có mức giá giá tham chiếu tới 18,000 đồng/cp được xếp vào mức giá khá cao so với mặt bằng thị giá cổ phiếu của các CTCK khác trên thị trường (chỉ đứng sau SSIHCM).

Các tin tức khác

>   Ông Nguyễn Hồng Điệp (VND): Giá trị của không ít cổ phiếu sẽ chỉ là con số 0 tròn trĩnh! (18/01/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 18/01: Thanh khoản tụt dốc (18/01/2017)

>   Cổ phiếu ngành Phân bón: Trông cậy vào chính sách mới? (18/01/2017)

>   Chứng khoán Đại Nam bị phạt 225 triệu đồng do vi phạm về giao dịch ký quỹ (18/01/2017)

>   18/01: Bản tin 20 giờ qua (18/01/2017)

>   Bloomberg: Việt Nam đang tiến gần hơn tới vị thế thị trường mới nổi (17/01/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 18/01 (18/01/2017)

>   FID: Vào diện kiểm soát và hạn chế giao dịch do có dấu hiệu không minh bạch (17/01/2017)

>   Đâu sẽ là điểm nóng về vĩ mô trong năm 2017? (17/01/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 17/01: Phân hóa mạnh mẽ (17/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật