Thứ Năm, 29/12/2016 16:08

Những nền kinh tế nào đang hứng chịu nỗi đau do chính mình gây ra?

Anh, Ấn Độ và Italy chật vật trước nỗi đau “tự tạo”

Anh, Ấn Độ và Italy, 3 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chuẩn bị khép lại năm 2016 trong tình trạng tồi tệ hơn so với thời điểm đầu năm. Và họ chỉ có thể tự trách bản thân mình, hãng tin CNNMoney cho hay.

2 cuộc trưng cầu dân ý và động thái phát hành tiền giấy mệnh giá mới khiến các quốc gia này đối mặt tình trạng cực kỳ bất ổn trong năm 2017.

Đây là những gì đã xảy ra với 3 quốc gia này trong năm nay:

Anh

Sự bất ổn đầu tiên trong năm 2016 diễn ra vào ngày 23/06/2016, khi cử tri Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là chiến dịch “Brexit”. Chính sự kiện này đã dẫn tới các tác động tức thì đến thị trường toàn cầu, đồng thời châm ngòi cho làn sóng bán tháo cổ phiếu. Trong đó, kênh đầu tư bị tác động nặng nề nhất chính là đồng Bảng Anh (GBP).

Cụ thể, đồng GBP đã rơi xuống đáy 30 năm so với đồng USD. Kể từ thời điểm đó, đồng GBP đã ổn định trở lại nhưng vẫn mất 18% giá trị, qua đó đẩy giá hàng hóa tại quốc gia này lên cao. Lạm phát được dự báo sẽ tăng mạnh vào năm tới.

Tuy nhiên, yếu tố tác động nhiều hơn là sự bất ổn mà kinh tế Anh phải đối mặt khi chấm dứt quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất và nguy cơ các công ty có thể chuyển hoạt động ra khỏi quốc gia này.

Anh đã và đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm G7. Tuy nhiên, vào năm 2017, kinh tế quốc gia này có thể tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 7 năm.

Ấn Độ

Điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia sống trên núi tiền mặt như Ấn Độ bất ngờ quyết định đưa ra lệnh cấm đối với đa số lượng tiền giấy tại quốc gia này.

Vào ngày 08/11/2016, Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố tờ tiền mệnh giá 500 Rupee và 1,000 Rupee sẽ không còn được phép lưu hành. Bên cạnh đó, họ sẽ thay chúng bằng tờ tiền mệnh giá 2,000 Rupee và tờ tiền 500 Rupee mới.

Động thái trên đã gây ra tình trạng hỗn loạn cho hàng triệu người dân Ấn Độ, vốn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận những tờ tiền mới. Chính cuộc khủng hoảng tiền mặt tại Ấn Độ đã khiến các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia này bị tổn thương nặng nề.

Vốn là nỗi ghen tỵ của các nền kinh tế chủ chốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế 7.3% của Ấn Độ được dự báo sẽ suy giảm đáng kể trong tương lai. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã hạ dự báo tăng trưởng 2016 bớt 0.5%. Bên cạnh đó, giới phân tích cho rằng thiệt hại có thể còn nghiêm trọng hơn nữa.

Chính phủ Ấn Độ cho biết việc ban hành lệnh cấm lưu hành tiền giấy là để chống lại hành vi trốn thuế cũng như tiền giả, và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ trong dài hạn.

Italy

Vào ngày 04/12/2016, người dân Italy đã phản đối cuộc cải tổ Hiến pháp do chính Thủ tướng Matteo Renzi khởi xướng. Được biết, mục tiêu của cuộc cải tổ này là để chấm dứt sự rườm rà trong hệ thống chính trị và vực dậy nền kinh tế trì trệ của Italy.

Sau thất bại nặng nề trong cuộc trưng cầu dân ý, ông Renzi đã tuyên bố từ chức trong ngày 05/12/2016. Chính tình trạng bất ổn về chính trị cũng như kinh tế đã khiến ngân hàng lâu đời nhất thế giới, Monte dei Paschi di Siena, rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng từ chối cung cấp 5 tỷ USD để cứu ngân hàng này khỏi bờ vực phá sản.

Do đó, Chính phủ Italy đã buộc phải nhảy vào cứu trợ bằng số tiền từ quỹ giải cứu của quốc gia này. Điều này có thể gia tăng thêm khoản nợ chồng chất của Italy./.

Các tin tức khác

>   Dầu tăng liền 4 phiên lên sát đỉnh 18 tháng (29/12/2016)

>   Khó khăn nào đang chờ đón NHTW Trung Quốc trong năm 2017? (28/12/2016)

>   Nhìn lại 5 sự kiện kinh tế quốc tế nóng nhất 2016 (28/12/2016)

>   Vàng quay đầu tăng nhẹ sau chuỗi trượt dốc dài nhất trong 12 năm (28/12/2016)

>   Dầu tăng gần 2% lên cao nhất kể từ tháng 7/2015 (28/12/2016)

>   Năm 2016: TQ đầu tư hơn 160 tỉ đô la ra nước ngoài (27/12/2016)

>   USD giảm giá khi nhà đầu tư bắt đầu hoài nghi về Donald Trump (27/12/2016)

>   Dự báo 2017: Tương lai khó đoán định của đồng bảng Anh, Brexit (27/12/2016)

>   Tại sao đồng USD mạnh không ảnh hưởng lâu dài đến thị trường mới nổi? (26/12/2016)

>   Các ngân hàng lớn của Mỹ bị phạt 60 tỷ USD vì các khoản thế chấp độc hại (26/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật