Thứ Tư, 28/12/2016 20:05

Khó khăn nào đang chờ đón NHTW Trung Quốc trong năm 2017?

Nhân dân tệ (NDT) là đồng tiền châu Á có kết quả tệ nhất trong năm nay khi giảm tới 5.67% so với đồng USD (xem hình 1a và 1b). Đánh dấu cho năm giảm giá thứ ba liên tiếp của đồng tiền này là một cột mốc buồn: NDT đã chạm mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua, Business Insider đưa tin.

Tốc độ mất giá của đồng tiền này đã thực sự tăng lên trong những tháng gần đây qua việc giảm tới 1.94% trong tháng 11 khi nhà đầu tư tăng cường rút vốn nhằm tận dụng các cơ hội tốt hơn bên ngoài, đồng thời nhằm tránh phải chịu lãi suất thấp ở đại lục và khả năng mất giá hơn nữa của đồng NDT.

Đáp lại động thái này, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp kiểm soát vốn mới và tăng cường thực thi những biện pháp hiện có. Sự kết hợp giữa một đồng tiền yếu hơn và các biện pháp kiểm soát mới đang tạo ra những thách thức lớn cho giới đầu tư đồng NDT.

Bối cảnh

  • Một trong những bước đi quan trọng hướng tới tự do hóa tài khoản vốn và có mặt trong nhóm tiền tệ có Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) là nới lỏng kiểm soát đồng NDT. Đây cũng là yếu tố chủ chốt cho những cải cách quan trọng khác ở đại lục, gồm tự do hóa lãi suất và cải cách thị trường trái phiếu, mà gần như đã hoàn tất.
  • Tuy nhiên, kể từ khi đạt mức đỉnh 6.04 so với đồng USD trong đầu năm 2014, đồng NDT bắt đầu yếu đi. Tăng trưởng nội địa yếu cùng với lãi suất giảm là lý do chính khiến cho đồng tiền này mất giá sau 8 năm tăng giá liên tiếp (giai đoạn 2005-2013).
  • Tốc độ giảm giá của đồng NDT đã tăng nhanh trong tháng 8/2015 sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thông báo phá giá “chỉ một lần”. Suốt thời gian đó đến nay,  đồng NDT có diễn biến tồi tệ nhất trong 22 năm qua và nhà đầu tư cho rằng đồng tiền này sẽ còn mất giá nữa trong năm 2017.

Tác động của việc phá giá hiện tại

  • Tốc độ rút vốn nhanh hơn (dự trữ ngoại hối hiện giảm 873 tỷ so với mức đỉnh hồi tháng 6/2016) khiến chính phủ Trung Quốc lo lắng và miễn cưỡng buộc PBoC phải tăng cường kiểm soát vốn. Tuy nhiên, những công cụ này hiện ít hiệu quả hơn nhiều do trước đây Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các bước tự do hóa thị trường và giới đầu tư đang tìm những cách mới để “lách” luật.
  • Việc rút vốn cũng đang tác động mạnh lên tính thanh khoản của thị trường nội địa. Dù việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường được sử dụng để hỗ trợ thanh khoản, nhưng PBoC đã không cắt giảm lãi suất vì điều này sẽ được xem như dấu hiệu phá giá sâu hơn. Thay vào đó, PBoC tập trung sử dụng các hoạt động thị trường mở (OMO) nhằm bảo đảm thanh khoản đầy đủ.
  • Tổng nợ OMO gần đây đã đạt mức cao kỷ lục: Trên 6 ngàn tỷ NDT. Tuy nhiên, hiện PBoC đang lưỡng lự trong việc tăng mức này lên thêm vì giới đầu tư (các quỹ trái phiếu và ngân hàng) đã dùng nguồn thanh khoản ổn định và rẻ để nâng tỷ suất vay nợ nhằm kiếm thêm lợi nhuận (có tin đồn là họ đã nâng lên gấp 4 đến 6 lần), khiến cho một lượng vốn khổng lồ chảy vào các kênh tài sản này, nhưng cũng gây ra những lo ngại về sự ổn định của hệ thống tài chính.
  • Gần đây, nhằm hạn chế việc sử dụng “đòn bẩy” như trên nhiều hơn, PBoC đã tăng chi phí huy động vốn của hợp đồng mua lại - điều từng dẫn đến việc siết chặt các điều kiện thanh khoản ở đại lục (xem hình 2), tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán và bất động sản, thậm chí gây nên nhiều biến động hơn trên thị trường trái phiếu.

Tuy nhiên vẫn còn dấu hiệu tích cực...

  • Tuy vậy, rất đáng lưu ý những yếu tố sau đây: Thứ nhất, có ít dấu hiệu sợ hãi trên các thị trường tiền tệ và trái phiếu trong hoặc ngoài đại lục, nhờ sự giao tiếp tốt hơn của ngân hàng trung ương nước này, so với lần phá giá đáng ngạc nhiên hồi tháng 8/2015.
  • Thứ hai, sự mạnh lên của đồng USD là yếu tố chính dẫn đến sự suy yếu của đồng NDT, và đồng USD cũng mạnh hơn so với hầu hết các đồng tiền khác do kỳ vọng tăng lãi suất và chương trình kích thích tài khóa của Mỹ.
  • Cuối cùng, giỏ tiền tệ mới mà PBoC đang nhắm tới (chỉ số CFETS) vẫn rất ổn định trong vài tháng qua (xem hình 3).

 

Kết luận

  • Sự suy yếu của đồng NDT, sự rút vốn và biến động lãi suất có thể sẽ tiếp tục trong ngắn hạn. Điều này sẽ tạo ra những thách thức cho PBoC trong việc quản lý tốc độ mất giá trong quá trình khuyến khích giới đầu tư giảm sử dụng “đòn bẩy” trên toàn hệ thống. Vì thế, nhiều khả năng sẽ có những điều tiêu cực hơn, và thậm chí là các biện pháp kiểm soát vốn khắt khe hơn.
  • Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng PBoC hiện đã có nhiều kinh nghiệm hơn, giao tiếp tốt hơn và có nhiều công cụ hơn so với hồi tháng 8/2014 hay tháng 7/2013, điều được hy vọng là sẽ giúp cho ngân hàng trung ương này quản lý được những mục tiêu đầy xung đột nói trên./.
Các tin tức khác

>   Nhìn lại 5 sự kiện kinh tế quốc tế nóng nhất 2016 (28/12/2016)

>   Vàng quay đầu tăng nhẹ sau chuỗi trượt dốc dài nhất trong 12 năm (28/12/2016)

>   Dầu tăng gần 2% lên cao nhất kể từ tháng 7/2015 (28/12/2016)

>   Năm 2016: TQ đầu tư hơn 160 tỉ đô la ra nước ngoài (27/12/2016)

>   USD giảm giá khi nhà đầu tư bắt đầu hoài nghi về Donald Trump (27/12/2016)

>   Dự báo 2017: Tương lai khó đoán định của đồng bảng Anh, Brexit (27/12/2016)

>   Tại sao đồng USD mạnh không ảnh hưởng lâu dài đến thị trường mới nổi? (26/12/2016)

>   Các ngân hàng lớn của Mỹ bị phạt 60 tỷ USD vì các khoản thế chấp độc hại (26/12/2016)

>   Bước thụt lùi trên con đường quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (25/12/2016)

>   Deutsche Bank: Kinh tế Đức sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2017 (25/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật