Thứ Hai, 26/12/2016 10:14

Các ngân hàng lớn của Mỹ bị phạt 60 tỷ USD vì các khoản thế chấp độc hại

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng lớn nhất thế giới đã đồng ý chi trả gần 60 tỷ USD tiền phạt cho Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) vì đã tạo lập và bán các khoản đầu tư bảo đảm bằng thế chấp độc hại ra nền kinh tế, hãng tin CNNMoney cho hay.

Khoản tiền trên không bao gồm hàng chục tỷ USD mà các ngân hàng này phải trả liên quan đến những vụ kiện từ các nhà đầu tư hoặc các cơ quan liên bang khác.

Mạng lưới các sản phẩm tài chính bảo đảm bằng các khoản thế chấp, do các ngân hàng này tạo ra, được cho là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2007-2008.

Các ngân hàng vừa mới bị phạt trong vòng 24 giờ trước là Deutsche Bank của Đức và Credit Suisse của Thụy Sỹ với tổng số tiền phạt lên đến 12.5 tỷ USD.

Phần lớn khoản tiền trên sẽ được gửi trực tiếp tới các chương trình giúp đỡ những chủ hộ cũng như người đi vay.

Trong ngày thứ Năm, DoJ thông báo mục tiêu tiếp theo sẽ là ngân hàng Barclays của Anh. Theo đó, DoJ cho rằng Barclays đã thực hiện các hành vi gian lận về việc bán các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp mờ ám, qua đó khiến khách hàng mất hàng tỷ USD.

Sau đây là phân tích của CNNMoney về một số ngân hàng lớn nhất và khoản dàn xếp của họ với DoJ trong vài năm trở lại đây (theo thứ tự thời gian):

  • JP Morgan – 13 tỷ USD ( Năm 2013)
  • Citigroup – 7 tỷ USD (Năm 2014)
  • Bank of America – 16.7 tỷ USD (Năm 2014)
  • Goldman Sachs – 5.1 tỷ USD (Năm 2016)
  • Morgan Stanley – 3.2 tỷ USD (Năm 2016)
  • Deutsche Bank – 7.2 tỷ USD (Tuần này)
  • Credit Suisse  - 5.3 tỷ USD (Tuần này)

Các khoản tiền phạt này là kết quả của cuộc điều tra về các vụ gian lận và lạm dụng thị trường thế chấp, và được nhiều cơ quan Chính phủ Mỹ theo dõi sít sao.

DoJ cho biết các ngân hàng trên đã bán các khoản đầu tư bảo đảm bẳng thế chấp chất lượng thấp cho các khách hàng trên toàn cầu. Khi các khoản thế chấp này mất dần giá trị thì nhà đầu tư cũng mất hàng tỷ USD.

“Chính tình trạng lạm dụng các chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp đã chuyển cuộc khủng hoảng thị trường nhà ở sang cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế”, Benjamin Wagner nhận định trong năm 2013, khi ông còn là Biện lý tại Eastern District of California.

Tuy nhiên, các vụ dàn xếp lại không thể cho thấy bức tranh tổng thể. Các ngân hàng đã chi trả hàng tỷ USD do các vụ dàn xếp khác về một số thứ như thao túng lãi suất và tỷ giá hối đoái trong thời gian diễn ra khủng hoảng.

Bên cạnh đó, họ còn phải trả thêm hàng tỷ USD để dàn xếp các vụ kiện tụng liên quan đến khoản thế chấp khác. Chẳng hạn, Bank of America đã trả gần 12 tỷ USD trong năm 2012 để giải quyết các vụ kiện liên quan đến những sai lầm trong việc tịch thu tài sản.

Đầu năm nay, Wells Fargo đã đồng ý chi trả 1.2 tỷ USD vì những hành vi cho vay thế chấp mờ ám trong giai đoạn 2001-2008./.

Các tin tức khác

>   Bước thụt lùi trên con đường quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (25/12/2016)

>   Deutsche Bank: Kinh tế Đức sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2017 (25/12/2016)

>   EU cảnh báo nguy cơ rạn nứt quan hệ thương mại với Mỹ (25/12/2016)

>   Venezuela: Khủng hoảng tiếp nối khủng hoảng (24/12/2016)

>   USD mạnh có ý nghĩa gì đối với nhà đầu tư? (24/12/2016)

>   Vàng chứng kiến chuỗi trượt dốc dài nhất trong hơn 12 năm (24/12/2016)

>   Dầu có tuần tăng nhẹ bất chấp đà leo dốc của số lượng giàn khoan tại Mỹ (24/12/2016)

>   Nhà đầu tư đang tránh vàng đến cỡ nào? (23/12/2016)

>   Nhật Bản: Kế hoạch chi tiêu ngân sách 2017 vọt lên kỷ lục 830 tỷ USD (23/12/2016)

>   Vàng chứng kiến chuỗi sụt giảm liền 3 phiên lần đầu tiên trong 3 tuần (23/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật