Thứ Sáu, 23/12/2016 08:15

Làm ăn với nước ngoài: cẩn thận với nhiều cái bẫy

Năm ngoái các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ và vừa mất khoảng 8 triệu đô la Mỹ do không thể thu về các khoản nợ.

Các diễn giả giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp tại hội thảo “Quản lý rủi ro và phòng tránh nợ trong thương mại tự do”. Ảnh: Chính Phong.

Trên đây là con số các doanh nghiệp báo với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và các công ty luật nhờ đòi giúp, con số thực tế chắc chắn còn lớn hơn, theo Công ty thu hồi nợ nước ngoài Assurance tại hội thảo “Quản lý rủi ro và phòng tránh nợ trong thương mại tự do” được VCCI TPHCM tổ chức ngày 22-12-2016 tại TPHCM.

Theo luật sư Ngô Khắc Lễ, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), các doanh nghiệp làm ăn với nước ngoài càng ngày càng phải thận trọng: thứ nhất để tránh rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh; thứ hai là để tránh rơi vào bẫy của các doanh nghiệp lừa đảo. Điều quan trọng nhất khi hợp tác làm ăn, mua bán xuất nhập khẩu là điều tra kỹ đối tác, vì dù hợp đồng quy định có chặt chẽ đến thế nào, mà đối tác không có thiện chí thì việc kinh doanh, thu hồi nợ sẽ gặp khó khăn. Điều tra đối tác có thể qua nhiều nguồn như trao đổi tiếp xúc trực tiếp, qua bạn hàng, hiệp hội, công ty tư vấn, thương vụ, sứ quán, đặc biệt là với những đối tác giao dịch lần đầu.

Ông Lễ còn chỉ ra những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khác khi ký hợp đồng với các đối tác nước ngoài: cảnh giác với giá rẻ bất thường, giả mạo email lừa đảo chuyển tiền, phòng tránh trộm cắp hàng trong container, lưu ý vận đơn đích danh, lựa chọn điều kiện Incoterm phù hợp, cẩn thận với các nội dung trong thư bảo lãnh tín dụng L/C…

“Có trường hợp doanh nghiệp tìm được nguồn mua nhôm trên mạng, trao đổi qua mạng rất kỹ với đối tác nước ngoài, họ tạo ra được sự tin tưởng đến độ thuyết phục được doanh nghiệp đặt trước một khoản tiền. Sau khi nhận được khoản tiền đặt cọc mua hàng, đối tác nước ngoài cũng biến mất luôn. Hay có doanh nghiệp vì ham mối lợi mua dầu từ Malaysia với giá giảm 25% so với giá thị trường, đặt cọc tiền mua và cũng mất luôn. Với các đối tác kiểu này, đến cơ quan điều tra sở tại còn khó lần ra, nên doanh nghiệp không thể lấy lại được tiền”, ông Lễ cho biết.

Những trường hợp trọng tài, tòa án có thể can thiệp được là những trường hợp đối tác làm ăn có thật, đã từng giao dịch trước đó nhưng họ lâm vào khó khăn, nợ nần. “Xử lý những vụ như vậy rất khó, phải bay ra nước ngoài nhiều lần, chi phí tư vấn luật sư rất đắt, chi phí cho tòa án cũng rất đắt, nếu thắng kiện thì sang đến khâu thực thi bản án, thu hồi nợ cũng rất khó khăn”, ông Lễ nói, “VIAC đang đòi số nợ 815.000 đô la Mỹ cho một doanh nghiệp Việt Nam bằng cách thuyết phục đối tác nước ngoài trả dần số nợ. Họ đồng ý trả 60% khoản nợ này cũng là tốt lắm rồi. Doanh nghiệp khó có thể thu hồi toàn bộ số nợ, vì nếu đối tác nước ngoài cố tình chây ì, kiện ra tòa kiện dù có thắng 100% cũng phải chi phí hết 300.000 đô la Mỹ, đối tác nước ngoài cố tình trì hoãn thực thi bản án hoặc tuyên bố phá sản thì không thu hồi được khoản nào”.

Phòng trước rủi ro bao giờ cũng tốt hơn xử lý các rủi ro. Ông Christopher McNabb, Giám đốc Assurance Global tại Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp đừng nên bị choáng ngợp bởi các đối tác đăng ký kinh doanh ở các nước lớn và uy tín vì ở nước nào cũng có những doanh nghiệp không tốt, và phải thường xuyên kiểm tra thông tin kinh doanh của đối tác qua nhiều kênh, nếu họ chậm thanh toán đơn hàng trước mà đòi đơn hàng lớn kế tiếp thì phải đặt nghi vấn ngay.

http://www.thesaigontimes.vn/155251/Lam-an-voi-nuoc-ngoai-can-than-voi-nhieu-cai-bay.html

Các tin tức khác

>   Bộ Công thương thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn quy hoạch thép (22/12/2016)

>   Gia hạn vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu (22/12/2016)

>   Tổng thu du lịch ước đạt 400.000 tỷ đồng (22/12/2016)

>   Đến 2025, tuân thủ hoàn toàn Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (22/12/2016)

>   Thêm cơ hội cho doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế (22/12/2016)

>   HSBC: Ngành công nghiệp dịch vụ hưởng lợi nhiều nhất từ thương mại toàn cầu (22/12/2016)

>   Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)

>   Giá phân bón tháng 12 không có nhiều biến động (22/12/2016)

>   Để không có thêm những dự án ngàn tỉ bị sa lầy (22/12/2016)

>   Nhật Bản kiểm tra 100% các lô hàng tôm đông lạnh nhập từ Việt Nam (21/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật