Thứ Năm, 17/11/2016 11:31

Thị trường chứng khoán cần làm gì để thu hút vốn ngoại?

Tại buổi tọa đàm “Thị trường chứng khoán 20 năm và bước chuyển của dòng vốn ngoại” ngày 16/11, nhiều chuyên gia bày tỏ quan điểm Việt Nam cần thay đổi về chất và lượng trên thị trường chứng khoán thì mới có thể thu hút được sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Các chuyên gia tại buổi tọa đàm “Thị trường chứng khoán 20 năm và bước chuyển của dòng vốn ngoại”.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời 20 năm đã gặt hái được những thành quả ban đầu khá ấn tượng với vốn hóa thị trường cổ phiếu là 40%, huy động vốn 23% tổng mức đầu tư xã hội. Và hiện có trên 1,000 công ty niêm yết trên thị trường vốn (cả UPCoM). Tuy nhiên, vấn đề làm sao để thu hút được dòng vốn ngoại hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn.

Trên quan điểm một nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài, ông Donimic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital cho biết, có các công ty quản lý quỹ lớn trên thế giới rất muốn đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn một công ty của Mỹ muốn đầu tư 300 triệu USD vào Việt Nam nhưng hiện đang gặp khó khăn một phần bởi ngành đầu tư đã thay đổi rất nhiều, một phần bởi yếu tố chất và lượng trên thị trường.

Ông Lê Song Lai - Phó TGĐ Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, khi thoái vốn tại các doanh nghiệp có ba yêu cầu đặt ra là tối ưu hóa giá trị Nhà nước thu về, doanh nghiệp sau thoái vốn hoạt động tốt và đảm bảo sự ổn định của thị trường. Sang năm 2016, SCIC sẽ tiếp tục thoái vốn tại FPT, SGC và các công ty ngành nhựa… với kỳ vọng trong thời gian sớm nhất sẽ có thêm nhiều hàng hóa cung cấp ra thị trường để nhà đầu tư lựa chọn.

Theo đó, việc tăng về quy mô (lượng) của thị trường chứng khoán là một điều bắt buộc. Vừa qua, Quốc hội dự kiến tăng trưởng 70% quy mô trong 5 năm tới nhưng Dragon Capital tin rằng có thể đạt tới 100%. Điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam đang tỏ ra quyết tâm trong việc thoái vốn khu vực doanh nghiệp Nhà nước nhằm tăng thêm lượng hàng hóa trên thị trường.

Yếu tố quan trọng thứ 2 là chất. So sánh về mặt bằng giá, Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nhà đầu tư ngoại khó lo ngại về chất lượng các doanh nghiệp Việt, sợ vấn đề doanh nghiệp vi phạm và không bảo vệ được nhà đầu tư. Đó là lý do khiến họ còn ngập ngừng trong vấn đề đầu tư.

Đồng ý quan điểm này, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch CTCK Sài Gòn (SSI) cho rằng, quy mô đầu tư rất quan trọng, các công ty cần đủ lớn để thu hút nhà đầu tư tham gia. Hiện nay, tiềm năng của thị trường và niềm tin của NĐT nước ngoài với thị trường còn lớn và còn nhiều cơ hội đối với các công ty. Tuy nhiên, không thể lớn quá nhanh như Phù Đổng, các công ty lớn theo tuổi, tăng trưởng mạnh để thu hút đầu tư. Theo đó, giá trị lớn nhất của doanh nghiệp là xây dựng được bộ máy và phát triển mạnh nguồn nhân lực.

Nâng hạng thị trường để hút vốn ngoại

Một vấn đề quan trọng khác được các chuyên gia nhắc đến trong việc thu hút vốn ngoại chính là nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên (Frontier Market) lên thị trường mới nổi (Emerging Market).

Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HOSE) phần lớn NĐT nước ngoài khi được hỏi đều có câu trả lời rằng họ sẽ gia tăng vốn vào thị trường nếu TTCK Việt Nam được lên thị trường mới nổi. Hiện nay, trong 17 tiêu chí để được MSCI chấp thuận nâng hạng thị trường thì Việt Nam đã đạt 7 tiêu chí. Các tiêu chí còn lại được được Chính phủ, UBCKNN quyết tâm cao để hoàn thiện, từ đó có thể tạo bước ngoặt lớn cho thu hút vốn của khối ngoại.

Ông Dominic nói thêm, nếu TTCK Việt Nam được nâng hạng là một điều cực kỳ tốt. Có thể hình dung rằng nếu thị trường cận biên (Frontier Market) có quý mô là 1 thì thị trường mới nổi (Emerging Market) sẽ có quy mô là 100.

Mặc dù vậy, ông Dominic cũng nói thêm rằng không nên bỏ qua các chỉ số trong nước bởi các chỉ số rất quan trọng và các NĐT nước ngoài thực sự quan tâm tới vấn đề này bởi nó liên quan đến việc quản trị rủi ro.

Hiện nay, TTCK Việt Nam đã thiết lập một bộ chỉ số toàn diện, điển hình như VN Allshare, VN30… Mục đích khi xây dựng các chỉ số là hướng dẫn cho các NĐT giảm thiểu rủi ro. Theo kinh nghiệm của Dragon Capital, đây là vấn đề được các NĐT nước ngoài quan tâm nhất. Song, nếu không có chỉ số chuẩn, các NĐT sẽ cảm thấy thiếu thông tin và thiếu minh bạch.

Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước:

Mặt chất là cái quan trọng trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào đánh giá phân tích là cần chất lượng. Tôi nghĩ vấn đề quản trị công ty, minh bạch công bố thông tin, chuẩn mực kế toán, kiểm toán, xử lý vi phạm, thanh tra… là rất quan trọng, bên cạnh đó, công cụ margin, sử dụng đúng quy định thì sẽ không bóp méo giá cả từ đó tạo lòng tin cho nhà đầu tư. UBCKNN đang tái cấu trúc phát triển cả về lượng và chất.

Về việc nâng hạng thị trường, đây là một câu chuyện khó khăn. Chúng ta đã đáp ứng được về vốn hóa, số CTCK tăng trưởng theo chuẩn MSCI, tuy nhiên vẫn còn vướng mắc ở việc room nước ngoài, giảm thiểu thủ tục đầu tư gián tiếp./.

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 17/11: Xanh vỏ đỏ lòng! (17/11/2016)

>   Ngày 17/11/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (17/11/2016)

>   Góc nhìn 17/11: Thanh khoản cải thiện (16/11/2016)

>   17/11: Bản tin 20 giờ qua (17/11/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 17/11 (17/11/2016)

>   Những điều cần biết về Market Maker trên HNX (16/11/2016)

>   Maybank Kim Eng và UBCK gia hạn thỏa thuận hợp tác phát triển TTCK Việt Nam (16/11/2016)

>   Cổ phiếu khoáng sản “họ K” bất ngờ tăng kịch trần liên tục (16/11/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/11: Duy trì trên trendline hỗ trợ ngắn hạn (16/11/2016)

>   Hoạt động IR: Câu chuyện thực từ Nam Long (16/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật