Thứ Tư, 16/11/2016 11:09

Hoạt động IR: Câu chuyện thực từ Nam Long

Năm 2016, lần đầu tiên Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG) đã vinh dự được vinh danh Top 5 DNNY có hoạt động IR được các Định chế tài chính đánh giá cao nhất. Song, ít ai biết được rằng để đạt được kết quả này, NLG đã trải qua một quá trình khá dài để gây dựng nền tảng cho hoạt động quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations, IR).

Tại buổi “Lễ ra mắt Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chính Việt Nam và công bố kết quả Bình chọn IR 2016”, ông Nguyễn Minh Quang - Chủ tịch sàn bất động sản Nam Long, Giám đốc ban IR của Tập đoàn Nam Long đã có những chia sẻ về thực tế hoạt động IR tại Nam Long.

Ông Nguyễn Minh Quang - Giám đốc ban IR của Tập đoàn Nam Long.

Trong giai đoạn đầu lên sàn vào năm 2013, giá cổ phiếu NLG khi đó là 26,000 đồn/cp. Và 6 tháng sau đó, giá cổ phiếu NLG giảm dần đều từ 27,000 đồng/cp xuống chỉ còn 16,000 đồng/cp). Trở thành bài học đầu tiên của NLG về IR.

Ông Quang bộc bạch: “Trước thời điểm niêm yết, NLG có rất nhiều quỹ đầu tư và cổ đông nước ngoài nên Công ty lúc đó nghĩ rằng chỉ việc niêm yết cổ phiếu, “hữu xạ tự nhiên hương”, chắc nhà đầu tư trong nước cũng sẽ biết nhiều đến NLG. Nhưng đó chính là sai lầm. Hiện nay, có hàng trăm hàng nghìn doanh nghiệp lên sàn, nếu mà bản thân doanh nghiệp không đặt công tác IR lên xứng tầm mà cứ hy vọng là chúng ta làm tốt rồi sẽ có người biết đến chúng ta thì việc đó là không thể được”.

Đến cuối năm 2015, NLG mới chính thức có một bộ phận chuyên trách về IR để làm công tác quan hệ nhà đầu tư trên thị trường. Đến nay, ban IR của NLG bao gồm đại diện các thành viên HĐQT, một thành viên của bộ phận marketing, một từ bộ phận kế toán tài chính và thêm một người từ bộ phận đầu tư nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất đến khách hàng và nhà đầu tư.

Mặc dù vậy, khởi đầu công tác IR của NLG cũng còn duy ý chí, nghĩ rằng chúng ta đã huy động được vốn từ các tập đoàn lớn nước ngoài trên thế giới như Goldman Sachs, IFC… thì cứ thế đi nói với thị trường trong nước là được. Và điều này hoàn toàn không ổn bởi vấn đề này các nhà đầu tư nước ngoài hiểu nhưng nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước thì vẫn còn một khoảng cách lớn, đặc biệt trong ngành bất động sản thì khái niêm về doanh thu, độ trễ về ghi nhận doanh thu… cần rất nhiều thời gian để giải thích”, ông Quang cho biết thêm về bài học thứ hai về IR mà NLG đã gặp phải.

Sau những va vấp trong thực tế, NLG hiểu ra rằng công tác IR cần phù hợp theo từng đối tượng nhà đầu tư, các nhà đầu tư trong nước quan tâm đến chỉ tiêu gì, cách hiểu như thế nào và nhà đầu tư nước ngoài thì như thế nào. Từ đó, NLG đã cụ thể hóa chiến lược IR, xác định được mỗi nhóm đối tượng khác nhau và mỗi nhóm có một cách tiếp cận khác nhau. Và từ đó trở đi, cổ phiếu NLG đã bắt đầu cải thiện về giá và thanh khoản, hiện nay giao dịch vùng 22,000-23,000 đồng/cp.

Khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp BĐS đối mặt trong công tác IR là gì?

Công tác IR vốn dĩ không dễ nhưng đối với các doanh nghiệp hoạt động bất động sản thì càng có những khó khăn đặc thù. Chia sẻ vấn đề này, ông Quang cho biết, khó khăn lớn nhất đối với đội IR của NLG trong những năm qua khi tiếp xúc với nhà đầu tư trên thị trường đến từ đặc thù của dòng tiền trong kinh doanh bất động sản khác so với các ngành khác.

So với các ngành hàng khác như tiêu dùng, họ bán sản phẩm ngày hôm nay và có thể cuối tháng đã ghi nhận doanh thu, nhưng đối với doanh nghiệp bất động sản thì khoảng cách từ khi bán hàng đến lúc ghi nhận doanh thu có thể kéo dài cả năm hoặc có dự án thậm chí còn kéo dài vài năm. Do đó, đôi lúc khi phân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp bất động sản thì giá trị doanh thu đạt được cũng không hoàn toàn phản ánh thực tế năm nay hoạt động như thế nào bởi hoạt động bán hàng trước đó đã thực hiện được 12 đến 18 tháng rồi.

Để giải quyết vấn đề này, các công ty bất động sản phải có một kế hoạch cụ thể về bàn giao và ghi nhận doanh thu như thế nào trong tương lai. Điều này giúp các bên phân tích, nhà đầu tư định lượng được nguồn thu của doanh nghiệp trong thời gian tới. Và với vấn đề này thì NLG đã mất hơn 1 năm để các nhà đầu tư hiểu được mô hình tài chính và hoạt động của mình.

Một điểm đáng chú ý nữa, thông thường các doanh nghiệp bất động sản sử dụng định giá trên thị trường là P/E – tương quan giữa giá và thu nhập. Song, chính điều này cũng có sự ảnh hưởng với việc bán hàng và ghi nhận doanh thu bởi P/E thực tế đã được định hình từ cách đây vài năm chứ không phải là thu nhập và kết quả kinh doanh thực tế trong năm. Để giải thích được cho nhà đầu tư vấn đề này, NLG đã học tập được từ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, trong các báo cáo chia sẻ đến nhà đầu tư, NLG luôn kèm theo cột doanh số chưa ghi nhận doanh thu nhằm làm rõ NLG đã bán được bao nhiêu sản phẩm nhưng chưa đến thời điểm bàn giao nên chưa chuyển thành doanh thu được./.

Các tin tức khác

>   HOSE: Thông báo tuyển dụng (16/11/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 16/11: Đuối sức cuối phiên (16/11/2016)

>   16/11: Bản tin 20 giờ qua (16/11/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 16/11 (16/11/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 16/11 (16/11/2016)

>   Cổ phiếu mất 60% giá trị sau hơn nửa tháng, điều gì đã diễn ra với TTH? (15/11/2016)

>   Margin: Đâu mới là con số thực? (15/11/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 15/11: Giữ được sắc xanh (15/11/2016)

>   3 cổ phiếu Việt Nam vào rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Indexes (15/11/2016)

>   Dòng tiền chuyển động ra sao trong tuần bầu cử Tổng thống Mỹ (14/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật