Thứ Hai, 14/11/2016 19:58

Chuyển động dòng tiền tuần 07-11/11:

Dòng tiền chuyển động ra sao trong tuần bầu cử Tổng thống Mỹ

Sự kiện đáng nhớ nhất không chỉ trên thị trường tài chính toàn cầu trong tuần 07-11//11 chính là việc ông Donald Trump trở thành Tống thống thứ 45 của Mỹ. Và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã biến động rất mạnh với dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu có kỳ vọng hưởng lợi từ giá nguyên liệu, hàng hóa thế giới.

Cụ thể, trong tuần qua, VN-Index kết thúc tuần tăng 1.87% đứng tại 679.20 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 0.89% đang dừng ở 81.19 điểm. Tâm lý nhà đầu tư cũng chịu chi phối bởi kết quả tranh cử Tổng thống Mỹ sau khi kết quả kinh doanh quý 3 gần như đã được phản ánh vào giá.

Thanh khoản thị trường trên hai sàn diễn biến trái chiều với khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 99.1 triệu đơn vị/phiên, giảm 7% so với tuần giao dịch trước; trong khi sàn HNX đạt hơn 41 triệu cổ phiếu/phiên, tăng mạnh 27%. Các phiên giảm điểm liên tục cuối tuần trước đã kích hoạt lực cầu bắt đáy, qua đó có thêm nhiều cổ phiếu có dòng tiền tăng đột biến.

Nếu tuần trước đó, sàn HOSE chỉ có 44 mã trong nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân tăng trưởng (xét nhóm giao dịchtrên 100,000 đơn vị/phiên)thì qua tuần này con số là 65, trong đó có 11 mã có dòng tiền tăng trên 100%. Trên HNX có 29 mã ghi nhận dòng tiền tăng mạnh. Đáng chú ý, dòng tiền ở các mã này chủ yếu tăng nhờ lực cầu bắt đáy mạnh ngay trong phiên 09/11 - phiên giao dịch tại ngày mà kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ được công bố.

Bên cạnh đó, dòng tiền chọn lựa hai nhóm cổ phiếu sắt thép và cao su với kỳ vọng giá hồi phục sẽ giúp cho kết quả kinh doanh những doanh nghiệp này khởi sắc hơn. Cụ thể, trên HOSE nhóm cổ phiếu thép như NKG, SMC, HPG, HSG, VIS, TLH đều có dòng tiền tăng mạnh đáng kể, nổi bật nhất là NKG với khối lượng giao dịch trung bình đạt gần 645,000 đơn vị/phiên, tăng 245% so với tuần trước đó.

Được biết, dây chuyền mạ hợp kim công suất 300,000 tấn/năm tại nhà máy Nam Kim 3 đã đi vào hoạt động trong tháng 9/2016, nâng tổng số dây chuyền cán và mạ của NKG lên con số 8, tương ứng tổng công suất 800,000 tấn/năm. Cũng trong tháng 9, Bộ Công thương đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá (lên đến hơn 38%) lên sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hong Kong và Hàn Quốc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ nội địa. Như vậy, đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm tôn mạ nói chung và NKG nói riêng sẽ hưởng lợi trực tiếp nhờ giá bán trung bình cao hơn.

Ngoài ra, một thông tin đáng chú ý khác là theo thông báo mới nhất của các công ty thép như Pomina, Vina Kyoei... dự kiến giá thép bán ra trong tháng 11 sẽ tăng khoảng 200,000 đồng/tấndo giá nguyên liệu thép đã tăng hơn 20% từ cuối tháng 10 đến nay và hiện vẫn còn dự báo sẽ tiếp tục gia tăng do lượng tiêu thụ tại nhiều nước đã tăng trở lại. Từ thông tin này mà các nhà đầu tư đã mạnh tay giải ngân vào nhóm cổ phiếu thép nói trên như HPG, VIS hay TLH…

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần chú ý rằng, tính đến phiên giao dịch cuối tuần qua (11/11) thì giá thép thế giới giao dịch tại 312.5 USD/MT, không thay đổi suốt 1 tháng qua. Trong lịch sử, giá thép từng đạt mức cao kỷ lục 1,265 USD/MT vào tháng 6/2008 và mức thấp nhất tại 90 USD/MT vào tháng 3/2016.

Ngoài nhóm cổ phiếu thép, tuần qua cổ phiếu cao su thiên nhiên cũng hút mạnh dòng tiền trước diễn biến giá cao su thế giới. Theo đó, PHR và TRC có khối lượng giao dịch bình quân tăng trên dưới 130% so với tuần trước bên cạnh giá cổ phiếu cùng tăng trên 10%. Trong tuần qua, giá cao su thiên nhiên thế giới đang hướng đến mức cao nhất trong vòng một năm qua, đã giúp giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh tăng mạnh, qua đó mà cổ phiếu các doanh nghiệp cao su niêm yết trở nên hấp dẫn đáng kể.

Mặc dù cao su và thép là nhóm được chọn lựa nhiều nhưng tăng trưởng về dòng tiền mạnh nhất tuần qua trên HOSE lại thuộc về chứng chỉ quỹ E1VFVN30 với khối lượng giao dịch bình quân đạt 410,000 chứng chỉ quỹ/phiên, tăng 254% so với tuần trước.

Ngược lại, nhiều cổ phiếu đạt được mức tăng ấn tượng thời gian qua đang chịu áp lực chốt lời mạnh từ nhà đầu tư, thanh khoản theo đó suy giảm đáng kể như SBT, STG, VHC, KBC… trong đó VHC có giá giảm gần 5% và thanh khoản cũng sụt gần 50%. Có lý do cho rằng việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ khiến hiệp định TPP sẽ không thể thông qua và ảnh hưởng trực tiếp lên các nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, trong đó có VHC.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dệt may mà điển hình như TCMGIL cũng chịu chung số phận như VHC trước nguy cơ TPP bị hủy bỏ. Cả TCM và GIL đều có khối lượng giao dịch bình quân và giá sụt giảm trong tuần qua.

Trên HNX, cổ phiếu CEO có khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 1.5 triệu cp/phiên, tăng 297% so với tuần trước, dẫn đầu mức tăng toàn sàn. Tuần qua, CEOtăng 11%, chính thức vượt vùng giá 11,000 đồng/cpđã tích lũy khá kể từ đầu năm nay. CEO là đơn vị sở hữu một quỹ đất lớn tại Phú Quốc, hòn đảo nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Hồi tháng 1/2016, CEO đã chính thức đưa khu nghỉ dưỡng Novotel Phú Quốc Resort vào hoạt động với tiêu chuẩn 5 sao. Dự kiến trong năm 2016, dự án này có thể đóng góp khoảng 175 tỷ đồng doanh thu và 70 tỷ đồng lợi nhuận gộp cho CEO.

Bên cạnh đó, 3 mã giảm mạnh đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy tuần qua trên HNX là ITQ, TTH và HKB.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhấttrên sàn HNX

 

Tuần qua, khối ngoại mua ròng trên HOSE với 65.7 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với 4.95 tỷ đồng. Trên HOSE, lực mua ròng tập trung mạnh nhất là ở CII với 63.9 tỷ đồng; tiếp theo là HPG với 60.4 tỷ đồng, VCB với 54.5 tỷ đồng, VNM với 26.2 tỷ đồng… Về phía bán ròng là các mã như MSN với gần 47 tỷ đồng, tiếp theo là KBC với 34.78 tỷ đồng, DXG với 23 tỷ đồng...Trên sàn HNX, giá trị bán ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở PVS với 18 tỷ đồng, VNR với 5.7 tỷ đồng và THB với 3 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở HUT và DBC với 4.59 tỷ và 3.5 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 14/11: Tiếp tục điều chỉnh? (14/11/2016)

>   15/11: Bản tin 20 giờ qua (15/11/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 15/11 (15/11/2016)

>   NKG: Giảm room ngoại xuống còn 40% (15/11/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 14/11: Chưa thể hồi phục (14/11/2016)

>   Chung kết “Bản lĩnh Giám đốc Tài chính – CFO” lần VI và các dự án khởi nghiệp đầy tiềm năng (14/11/2016)

>   14/11: Bản tin đầu tuần (14/11/2016)

>   Góc nhìn tuần 14/11 – 18/11: Giằng co (13/11/2016)

>   Vegetexco bị phạt hành chính vì chậm nộp hồ sơ đăng ký đại chúng (12/11/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 14/11 (14/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật