Phó Thủ tướng: Hỗ trợ DN nhỏ và vừa chứ không bao cấp, không xin- cho
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, tại buổi thảo luận ở tổ về Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng phải làm thế nào để hỗ trợ mà lại không bao cấp, không kiểu xin - cho.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng phải làm thế nào để hỗ trợ mà lại không bao cấp, không kiểu xin - cho (ảnh: Hà Giang)
|
Đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật hỗ trợ DNNVV nhằm tạo cơ chế thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên các quy định cần chặt chẽ hơn, đặc biệt là về đối tượng doanh nghiệp được hỗ trợ, nhằm tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi.
Đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho rằng dự án luật quy định chính sách hỗ trợ đồng đều như vậy sẽ không tạo động lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, có sản phẩm, đề án phát triển rõ ràng.
“Tên Luật là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng nếu hỗ trợ không có trọng tâm, trọng điểm mà thực hiện dàn trải thì hiệu quả rất thấp. Tôi thấy hỗ trợ theo hướng trợ cấp nhiều hơn là hỗ trợ. Nên sửa đổi là doanh nghiệp cần cái gì hỗ trợ cái đó chứ ko phải Nhà nước có cái gì thì hỗ trợ cái đó để cho phù hợp hơn”, ông Bình nói.
Đại biểu này cũng đề nghị chính sách hỗ trợ vốn là quan trọng nhất, không nên hỗ trợ chính sách thuế, tránh để xảy ra tình trạng DNNVV thành lập ra để chuyển giá, trốn thuế và sau đó giải tán.
Cùng quan điểm này, đại biểu Lê Quân đề nghị việc quy định chính sách hỗ trợ cần đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh và đúng đối tượng, khuyến khích doanh nghiệp phát triển.
Bên cạnh đó, cùng với việc ban hành Luật này cần xem xét tổ chức bộ máy hỗ trợ DNNVV đã phù hợp chưa và có nên hình thành phòng thương mại công nghiệp các địa phương hay không?
Trong khi đó, đại diện cho ý kiến của các DNNVV, đại biểu Lâm Đình Thắng cho rằng, các doanh nghiệp bày tỏ băn khoăn vào tính thực tiễn của Luật Hỗ trợ DNNVV khi đặt câu hỏi: “Luật ghi là hỗ trợ, nhưng thực tiễn có phải “xin – cho” hay không?”
Ông cho rằng, Luật này tạo động lực lớn đối với doanh nghiệp nên việc ban hành Luật này không chỉ cần thiết mà còn phải đặc biệt chú trọng vào thời gian, tốc độ để Luật sớm đi vào cuộc sống.
Dù vậy, đại biểu này cũng lưu ý việc ban hành luật này phải tận dụng được làn sóng khởi nghiệp hiện đang “dâng” rất cao tại các thành phố lớn và tại nhiều tỉnh thành của cả nước. Đồng thời, qua bao quát các ý kiến từ các đại biểu khác, ông Thắng nhận định, các đại biểu đều ủng hộ Luật này về mặt nội dung, nhưng nhiều ý kiến cũng quan ngại về việc Luật này hoàn toàn khả thi và đi vào cuộc sống. Lý do mà đại biểu Thắng đưa ra , đó là vì dù đại diện cho Hiệp hội và Hội rất quan tâm Luật này, nhưng từng doanh nghiệp của hội và hiệp hội lại không quan tâm. Bởi vì từ trước, nghị định 56 đến với doanh nghiệp là không nhiều, doanh nghiệp không tận dụng được những quy định trong NĐ 56. “Các doanh nghiệp cho rằng, nếu không có NĐ 56 thì họ vẫn làm ăn tốt. Do vậy, theo các doanh nghiệp thì Luật này sẽ khó đi vào cuộc sống...
http://toquoc.vn/kinh-te/pho-thu-tuong-ho-tro-dn-nho-va-vua-chu-khong-bao-cap-khong-xin-cho-218311.html
|