Thứ Sáu, 25/11/2016 15:03

Nhịp đập Thị trường 25/11: Khối ngoại bán mạnh nhất trong gần 3 tháng

Lực cầu gia tăng trong 15 phút cuối tuy không thể đưa thị trường tăng điểm trở lại nhưng ít nhất đã giúp các chỉ số tránh được việc kết phiên ở mức thấp nhất.

Đóng cửa, VN-Index giảm 0.34% tương ứng mất 2.31 điểm, HNX-Index cũng giảm 0.24%, chỉ còn 80.99 điểm. Thanh khoản thị trường tăng mạnh, đạt mức 3,317.5 tỷ đồng, cao nhất tính từ phiên 19/10/2016.

Hôm nay ghi nhận phiên bán ròng rất mạnh của khối ngoại với hơn 295 tỷ đồng, nâng tổng mức giá trị thoái vốn cả tuần lên đến 816 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 11 tuần trở lại đây.

14h: Đà giảm lan rộng

Sau khi có dấu hiệu tích cực cuối phiên sáng, VNM đang đối mặt với áp lực bán mạnh hơn khi thông tin lùi ngày chào bán cạnh tranh đến ngày 12/12 được tung ra, hiện tại, giá cổ phiếu này đang rơi về 134,000 đ/cp, gần với mức thấp nhất trong phiên là 133,700 đ/cp.

Ngoài ra, các cổ phiếu lớn khác ngay cả các mã vốn tăng giá suốt buổi sáng như HPG, HSG, … chuyển hướng giao dịch bất lợi khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, cả ba chỉ số đang ghi nhận mức thấp nhất trong phiên, tính tới thời điểm này.

Các cổ phiếu đầu cơ mạnh như FLC, KLFFIT đang là nhóm có KLGD lớn nhất. Trong khi đó, ở khía cạnh GTGD, ROS, VNM và HPG là các mã dẫn đầu toàn thị trường.

Phiên sáng: Trồi sụt theo cổ phiếu lớn

Lại một lần nữa ROS cho thấy sự biến động khó dự đoán khi tăng mạnh trở lại sau khi giảm kịch sàn trước đó.

Mặc dù vậy, sức ảnh hưởng của cổ phiếu lớn thứ sáu trên HOSE chỉ giúp VN-Index rút ngắn số điểm bị mất chứ vẫn chưa thể bù đắp được ảnh hưởng tiêu cực của VNM, VCB, VIC hay BID.

Cũng chịu tác động từ cổ phiếu lớn, sau khi BHN quay đầu giảm điểm, Upcom-Index (-0.28%) cũng có diễn biến tương tự dù trước đó ít phút, chỉ số này đã tăng trở lại.

Đóng cửa buổi sáng, VN-Index giảm 0.47%, lui về đứng tại 675.01 điểm trong khi HNX-Index giảm nhẹ hơn với tỷ lệ 0.19%. Toàn thị trường có 93.6 triệu cổ phần được mua bán, giá trị giao dịch đạt 1632.5 tỷ đồng.

10h30: UPCoM ngược dòng

Trong khi VN-Index và HNX-Index suy giảm mạnh hơn thì sàn UPCoM vẫn duy trì được sắc xanh.

Sau khi giảm mạnh về mức 133,700 đồng/cp, lực cầu tại VNM có dấu hiệu gia tăng, kéo cổ phiếu này lên mức quanh 134,500 đ/cp, cùng với đó, diễn biến thị trường cũng chuyển biến tích cực hơn. Tuy vậy, các cổ phiếu lớn khác như GAS, VCB, VIC, BID, … vẫn giảm điểm nên tại thời điểm 10h30, VN-Index chưa thể hồi phục lại mức tham chiếu, hiện đứng tại 674.87 điểm, tương đương giảm 0.49%.

GMD của CTCP Gemadept có phiên giao dịch khả quan khi đang tăng mạnh 800 đồng/cp, thông tin về việc trái phiếu chuyển đổi của GMD có thể đang là động lực cho phiên giao dịch khởi sắc này. Cũng liên quan đến GMD, trong tuần trước TV HĐQT và Trưởng BKS đồng loạt đăng ký bán ra cổ phiếu đang nắm giữ với khối lượng 86,000 cp.

Tại Hà Nội, HNX-Index cũng giảm nhẹ 0.18% trong khi UPCoM-Index quay trở lại mức trên tham chiếu với sự trở lại của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn như BHN hay VEF.

Thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức thấp với 59.8 triệu đơn vị giao dịch, giá trị khớp lệnh tương đương 1,023 tỷ đồng.

9h30: Tiếp tục điều chỉnh

Thị trường mở cửa với tâm lý thận trọng dẫn đến các chỉ số biến động hẹp theo hướng giảm điểm và thanh khoản thấp. VNM tiếp tục bị bán mạnh và hiện đang giảm 1.4% giá trị.

Hôm nay cũng là ngày giao dịch đầu tiên sau khi chuyển sàn của cổ phiếu AAA, giống với trường hợp gần nhất là SCR, thị giá của cổ phiếu này trong ngày chào sàn mới cũng không thay đổi quá nhiều so với giá tham chiếu.

Bộ đôi cổ phiếu của tập đoàn HAGL đang có diễn biến trái chiều khi HAG tăng trong khi HNG giảm điểm nhẹ. Nhóm cổ phiếu cao su thiên nhiên như DPR, PHR, TRC, đều chưa có động thái rõ ràng khi đang giao dịch ở mức giá tham chiếu.

Cập nhật trước phiên

Sức ép từ nhóm cổ phiếu large cap đã khiến thị trường có phiên giao dịch không thành công khi cả 3 chỉ số đều quay đầu giảm điểm.

VNM tiếp tục gặp áp lực bán rất mạnh từ khối ngoại với phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp, tổng giá trị rút vốn lên đến 293 tỷ đồng. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm của VNM bởi từ ngày 23/11 – 02/12 sẽ có quyết định chính thức về giá khởi điểm và lộ trình của đợt chào bán 9% vốn do SCIC nắm giữ.

Ngoài VNM thì ROS, cổ phiếu có mức vốn hóa lớn thứ 6 trên sàn HSX hay các cổ phiếu mới niêm yết như PC1, ACV, BHN, … cũng có phiên lao dốc mạnh sau chuỗi tăng điểm liên tiếp trước đó

.Trái ngược lại, việc công bố mức giá chuyển đổi cao hơn đến 130% so với giá ngày 24/11, CII có phiên giao dịch khá ấn tượng. Nhóm cổ phiếu dệt may mà tiêu biểu nhất là TCMTNG có sự bứt phá rất bất ngờ bất chấp những thông tin tiêu cực về khả năng TPP không được chính phủ Mỹ thông qua. Tiếp tục hưởng lợi từ sự phục hồi của giá dầu và giá phôi thép, nhóm cổ phiếu dầu khí, cao su thiên nhiên và thép cũng kết thúc phiên với phần lớn các cổ phiếu đều tăng điểm khá so với phiên trước đó.

Trong thời gian tới, các nhóm cổ phiếu kể trên sẽ tiếp tục là tâm điểm của dòng tiền trên thị trường, bên cạnh đó mọi vận động của tỷ giá, vốn đang rất nóng trong thời gian gần đây cũng sẽ là những yếu tố nhà đầu tư cần theo dõi sát để có các quyết định giao dịch phù hợp. Cần lưu ý, thị trường nhiều khả năng có tuần bán ròng mạnh nữa từ khối ngoại khi chỉ sau 4 phiên, mức thoái vốn đã lên đến 522 tỷ đồng.

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 25/11: Dòng tiền thông minh và khối ngoại vẫn đang rút khỏi thị trường (24/11/2016)

>   Vietstock Daily 25/11: Dòng tiền thông minh và khối ngoại vẫn đang rút khỏi thị trường (24/11/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/11: Thoái lui khi test lại trendline trung hạn (24/11/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 24/11: Gần xóa tan thành quả tăng từ đầu tuần (24/11/2016)

>   Vietstock Daily 24/11: Khó khăn vẫn còn? (23/11/2016)

>   Vietstock Daily 24/11: Khó khăn vẫn còn? (23/11/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 23/11: MACD vượt qua ngưỡng 0 (23/11/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 23/11: VN-Index trụ vững trên 683 điểm (23/11/2016)

>   Vietstock Daily 23/11: Cảnh giác với hiện tượng “Xanh vỏ đỏ lòng” (22/11/2016)

>   Vietstock Daily 23/11: Cảnh giác với hiện tượng “Xanh vỏ đỏ lòng” (22/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật