Chủ Nhật, 16/10/2016 13:00

Tuần 17-21/10/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: ASM, CTG, DCM, DPM, FIT, NLG, MSN, PDR, SHA, VIC.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, khuyến nghị của Vietstock Trader, thanh khoản... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

ASM – CTCP Tập Đoàn Sao Mai

Tín hiệu kỹ thuật: Giá liên tục giằng co bên trên cận trên của kênh giá giảm (tương đương vùng 15,400-15,500) cho thấy tín hiệu đảo chiều xu hướng sang tăng giá.

ASM có thể về lại vùng 17,000-17,500 tương đương vùng 50-61.8% của Fibonacci Retracement.

Khối lượng giao dịch tăng trưởng chứng tỏ nhà đầu tư đang giao dịch khá sôi động.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục mua vào nếu giá vẫn duy trì trên vùng 15,400-15,500.

CTG – Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Tín hiệu kỹ thuật: Giá đang test vùng đáy cũ trung hạn (tương đương vùng 16,000-17,000). Đây là vùng có khối lượng tích lũy lớn, thời gian tồn tại lâu và có nhiều lần test thành công nên độ tin cậy rất cao.

Relative Strength Index cũng đang chuẩn bị test trendline hỗ trợ trung hạn nên rủi ro không quá cao trong thời gian tới.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua CTG trong vùng 16,000-17,000.

DCM – CTCP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau

Tín hiệu kỹ thuật: Giá đang chững lại đà giảm khi test lại đáy cũ 10,000-11,000

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã về gần vùng oversold và Doji, Inverted Hammer xuất hiện nhiều nên rủi ro không quá lớn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua tiếp nếu vùng 10,000-11,000 vẫn trụ vững.

DPM – TCT Phân Bón & Hóa Chất Dầu Khí

Tín hiệu kỹ thuật: DPM vẫn đang trong kênh giá tăng và giá đang test lại cận dưới của kênh giá này (vùng 27,700-28,300). Ngoài ra, giá cũng đang tạo các higher low theo kênh giá.

Stochastic Oscillator vẫn duy trì trên ngưỡng 50 và MACD chuẩn bị phá vỡ ngưỡng 0 cũng ủng hộ quan điểm tích cực về cổ phiếu.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể canh mua lướt sóng ngắn hạn nếu vùng 27,500-28,300 hỗ trợ tốt.

FIT – CTCP Đầu tư F.I.T

Tín hiệu kỹ thuật: Giá hình thành nên mẫu hình Triangle. Mục tiêu giá của mẫu hình là vùng 5,800-6,000. Trong phiên ngày 14/10/2016, giá đã test vùng này nên rủi ro khá lớn.

Khối lượng giao dịch liên tục duy trì trên mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư đã bớt thận trọng trong ngắn hạn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể phải bán ra nếu giá không vượt được vùng 5,800-6,000.

NLG – CTCP Đầu Tư Nam Long

Tín hiệu kỹ thuật: NLG đang có xu hướng tích lũy bên trên trendline hỗ trợ (đóng vai trò kháng cự trước đó).

NLG đáng chú ý để theo dõi trong thời gian tới khi vùng hỗ trợ 21,000-22,000 đã hỗ trợ tốt. Mục tiêu NLG có thể đạt được trong ngắn hạn là vùng 23,00-23,300.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục quan sát vùng 21,000-22,000 và mua thêm nếu vùng trên vẫn trụ vững.

MSN – CTCP Tập Đoàn Masan

Tín hiệu kỹ thuật: Giá đang hình thành kênh giá lên ngắn hạn với cận dưới là vùng 66,000-67,000 và cận trên là vùng 73,000-75,000.

Khối lượng thấp nên giá có thể giằng co mạnh trong các phiên tới.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư nên nắm giữ MSN và canh mua thêm nếu vùng 66,000-67,000 tiếp tục được test lại.

PDR – CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt

Tín hiệu kỹ thuật: Giá đang test lại cận trên của kênh giá (vùng 13,000-13,200) khi mà SMA50 phiên đang hỗ trợ tốt cho giá.

Nếu vượt lên trên hoàn toàn vùng trên thì sẽ là tín hiệu xác nhận xu hướng tăng dài hạn đang quay trở lại.

Chỉ báo MACD đang tạo phân kỳ giá lên với giá trong suốt nhiều tuần qua. Do chỉ báo này phá vỡ hoàn toàn ngưỡng 0 nên rủi ro giảm bớt nhiều.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào khi giá test lại vùng 11,500-12,500 hoặc phá vỡ hoàn toàn vùng 13,000-13,200.

SHA – CTCP Sơn Hà Sài Gòn

Tín hiệu kỹ thuật: SHA test thành công vùng 7,500-8,000 và bứt phá rất mạnh trong những tuần gần đây.

Các cây nến xanh có thân dài xuất hiện nhiều cho thấy rủi ro điều chỉnh không lớn.

Mục tiêu của mẫu hình Triangle là vùng 10,000-11,000.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua thêm nếu giá có điều chỉnh ngắn hạn.

VIC – Tập Đoàn Vingroup

Tín hiệu kỹ thuật: Vùng 39,500-42,500 đang là hỗ trợ đáng chú ý cho cổ phiếu do có sự hội tự của cận dưới kênh giá tăng và SMA 100 ngày.

Nếu vùng này hỗ trợ tốt thì VIC có thể sẽ còn về lại vùng 45,500-47,000.

Khối lượng giao dịch đang có dấu hiệu tăng nhẹ nên rủi ro không lớn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể canh mua mạnh nếu VIC về gần vùng 39,500-42,500.

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 17-21/10/2016 (16/10/2016)

>   Góc nhìn Point & Figure: Sự khác biệt giữa VN-Index và HNX-Index (14/10/2016)

>   Ngày 13/10/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (13/10/2016)

>   Nhóm Dầu khí sẽ trở lại dẫn dắt thị trường? (13/10/2016)

>   Bí quyết sử dụng nhóm Momentum (12/10/2016)

>   Ngày 11/10/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (11/10/2016)

>   Phân tích kỹ thuật các cổ phiếu Ngành Mía Đường (10/10/2016)

>   Tuần 10-14/10/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/10/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 10-14/10/2016 (09/10/2016)

>   Bí quyết nhận diện dòng tiền nóng (07/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật