Thứ Tư, 12/10/2016 10:28

Bí quyết sử dụng nhóm Momentum

Mặc dù nhóm Moving Average phổ biến hơn nhưng các chỉ báo dao động (Momentum) cũng đóng vai trò khá quan trọng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư nắm rõ hơn về nhóm chỉ báo này để sử dụng sao cho hiệu quả.

Momentum giúp nắm bắt tốt các dao động ngắn hạn

Nhóm Momentum là các chỉ báo giúp cho nhà đầu tư xác định được các dao động ngắn hạn của thị trường. Hay nói chính xác hơn, chúng giúp nắm bắt được các sóng dạng thứ cấp (secondary) hoặc sóng nhỏ (minor) trong một xu hướng lớn.

Nhóm Momentum cho tín hiệu khá nhiều và thường xuyên nếu so sánh với nhóm Moving Average. Điều này dẫn đến hệ quả là độ chính xác cũng thấp hơn.

Vì vậy, khi sử dụng Momentum, nhà đầu tư cần phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể dùng hiệu quả và đem lại lợi nhuận kỳ vọng.

Bí quyết sử dụng Momentum

Đi vào vùng overbought không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Quan điểm bán ra ngay khi các chỉ báo dao động vừa đi vào vùng quá mua (overbought) và mua vào ngay khi các chỉ báo dao động vừa đi vào vùng quá bán (oversold) có thể đã bắt đầu lỗi thời.

Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy nhà đầu tư có thể mua thêm khi chỉ báo dao động đi vào vùng quá mua (overbought) và chỉ bán ra khi momentum rơi khỏi vùng này.

Có thể lấy một ví dụ khá điển hình trong những năm qua là trường hợp của cổ phiếu BVH. Trong toàn bộ thời gian giao dịch từ 23/06/2015 đến 15/07/2015, BVH liên tục tăng trưởng mạnh và chỉ báo Stochastic Oscillator cũng duy trì liên tục trong vùng quá mua (overbought).

Gần đây nhất là giai đoạn từ 22/09/2016 đến 10/10/2016, tình trạng Stochastic Oscillator duy trì liên tục trong vùng quá mua (overbought) cũng lặp lại và giá tiếp tục tăng mạnh.

Nói tóm lại, thay vì bán ra sớm thì ít nhất cũng nên bán ra từ từ (nếu thận trọng) và có thể mua thêm để gia tăng lợi nhuận (nếu chấp nhận mạo hiểm).

Giá trị của các Phân kỳ. Đây là là tín hiệu xuất hiện khá phổ biến trên thị trường và rất có ý nghĩa trong đầu tư đối với người theo trường phái phân tích kỹ thuật.

Phân kỳ giá lên là hiện tượng giá liên tục giảm và tạo đáy sau thấp hơn đáy trước (Lower Lows), trong khi đó chỉ báo dao động lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước (Higher Lows). Phân kỳ giá xuống là hiện tượng giá liên tục tăng và tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (Higher Highs), trong khi đó chỉ báo dao động lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (Lower Highs). Đây đều là tín hiệu cảnh báo cho thấy xu hướng giảm/tăng đang yếu dần và khả năng giá đang hình thành đáy/đỉnh là khá cao.

Các phân kỳ giá xuống thường xuất hiện bên dưới các ngưỡng kháng cự mạnh. Tương tự, khi giá chạm những vùng hỗ trợ mạnh thì cũng thường hình thành các phân kỳ giá lên.

Ví dụ điển hình là trường hợp của NLG vào giai đoạn tháng 07/2016-thăng/2016 (xem hình vẽ bên dưới). Trong khi giá liên tục tạo những đáy thấp hơn nhưng Stochastic Oscillator lại tạo những đáy cao hơn. Đồng thời, giá cũng test lại trendline dài hạn và điều này báo hiệu sự tăng trưởng mạnh mẽ sau đó.

 

Các tin tức khác

>   Ngày 11/10/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (11/10/2016)

>   Phân tích kỹ thuật các cổ phiếu Ngành Mía Đường (10/10/2016)

>   Tuần 10-14/10/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/10/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 10-14/10/2016 (09/10/2016)

>   Bí quyết nhận diện dòng tiền nóng (07/10/2016)

>   Ngày 06/10/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (06/10/2016)

>   Ngày 04/10/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (04/10/2016)

>   Hệ thống phân tích kỹ thuật: Đà tăng dài hạn đang duy trì nhưng có thể rung lắc mạnh (03/10/2016)

>   Tuần 03-07/10/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (02/10/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 03-07/10 (02/10/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật