Thứ Năm, 01/09/2016 09:59

PMI tháng 8 tăng lên 52.2 điểm, sức khỏe ngành sản xuất tăng suốt 9 tháng

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’ Index (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã tăng từ mức 51.9 điểm trong tháng 7 lên 52.2 điểm trong tháng 8 cho thấy các điều kiện hoạt động cải thiện nhẹ và chỉ cao hơn một chút so với tháng trước. Sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã tăng trong suốt 9 tháng qua.

Cụ thể, các điều kiện kinh doanh tại lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục được cải thiện trong tháng 8 đồng thời được hỗ trợ bằng mức tăng nhanh hơn của việc làm và hàng tồn kho, bất kể tốc độ tăng sản lượng và số lượng đặt hàng mới có chậm lại. Trong khi đó, giá cả đầu vào tiếp tục tăng mạnh, nhưng các công ty vẫn phải hạ giá đầu ra để nỗ lực cải thiện doanh số.

Về số lượng đơn đặt hàng mới, tốc độ đã chậm lại ở tháng thứ ba liên tiếp, cùng với đó con số này ở đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng với tốc độ chậm hơn. Mức tăng sản lượng trong tháng 8 là yếu nhất trong 5 tháng, nhưng thời gian tăng trưởng thì vẫn được kéo dài bắt đầu từ tháng 12 năm trước. Sản lượng của các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản tăng, nhưng sản lượng trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian lại giảm.

Các nhà sản xuất Việt Nam đã tăng nhanh số lượng nhân công trong tháng 8, và lần tăng này là lần tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/2013. Tình trạng này giúp các công ty giảm khối lượng công việc tồn đọng như đã từng diễn ra trong năm tháng qua.

Về hoạt động mua hàng, các nhà sản xuất đã tăng số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 8 với tốc độ nhanh hơn so với tháng 7, từ đó làm tăng hàng tồn kho hàng mua. Trên thực tế, tốc độ tăng này là ở mức kỷ lục của lịch sử khảo sát, tương đương với con số tháng 5/2015.

Cuối cùng, về tồn kho tiếp tục giảm ở mặt hàng thành phẩm trong tháng 8, đến nay thời kỳ giảm đã kéo dài đến 8 tháng. Trái với hoạt động sản xuất mới, một số doanh nghiệp đã sử dụng hàng tồn kho để hoàn thành các đơn đặt hàng mới.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, công ty thu thập kết quả khảo sát Markit nói: “ Dữ liệu PMI của Việt Nam kỳ mới nhất lại có vẻ như không cùng chiều. Dữ liệu nói chung là tích cực, với tốc độ tăng việc làm và tồn kho đặc biệt mạnh. Mặt khác, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới lại tăng với tốc độ yếu hơn, và điều này cho thấy nhu cầu khách hàng đã có những dấu hiệu yếu đi. Nhân tố góp phần dẫn đến tình hình này là các công ty thường giảm giá cho khách hàng để bảo đảm có công việc mới”./.

Các tin tức khác

>   Đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 (30/08/2016)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng tăng 6.9%, ngành khai khoáng vẫn giảm tiếp (30/08/2016)

>   Từ 1/3/2017, tổ chức Tổng điều tra kinh tế (29/08/2016)

>   FDI 8 tháng đầu năm đạt hơn 14 tỷ USD (29/08/2016)

>   Chưa tận dụng hết những cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế (29/08/2016)

>   Tháng 8, thị trường hàng hóa duy trì ổn định (27/08/2016)

>   Vào AEC, Việt Nam có nguy cơ thành "vùng trũng' của khu vực ASEAN (27/08/2016)

>   2.000 tỉ đồng cứu hạn không giải ngân được 1 xu (26/08/2016)

>   Kiến nghị xử lý tài chính 7.240 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm (25/08/2016)

>   CPI tháng 8 tại Tp.HCM giảm 0.2% (25/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật