Thứ Hai, 19/09/2016 13:56

Lọc dầu làm… nghèo ngân sách ?

Theo báo Diễn đàn Doanh nghiệp, tại Hội thảo đánh giá trợ cấp năng lượng Việt Nam mới đây, khi bàn về tác động kinh tế của các khoản trợ cấp năng lượng, bà Masami Kojima, đại diện WB đặt vấn đề:

“Câu hỏi về chính sách đặt ra đối với Chính phủ là liệu các lợi ích thu được có vượt xa chi phí không và thách thức đối với chính sách là làm thế nào để đảm bảo các khoản trợ cấp này không gây méo mó thị trường về lâu dài?”.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động từ năm 2009 và sử dụng nguồn nguyên liệu dầu thô trong nước

Theo bà Masami Kojima, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn là nhà máy lọc dầu duy nhất tại Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2009 và sử dụng nguồn nguyên liệu dầu thô trong nước và chuyển sang hoạt động thương mại từ tháng 5/2010.

Nhìn vào quy mô thì nhà máy có đủ quy mô cạnh tranh, hiệu quả trong sản xuất. Bình Sơn dùng dầu thô ngay trong nước thì sản xuất, phân phối đáng lẽ ra phải thấp hơn các nơi khác. Bên cạnh đó, nhà máy lọc dầu Bình Sơn còn được hưởng 2 ưu đãi thuế là thu nhập doanh nghiệp và giữ lại số tiền tương đương mức ưu đãi. Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp trong 30 năm: 0% cho 4 năm đầu tiên, 5% cho 9 năm tiếp theo, 10% thay vì 20% cho 17 năm sau đó.

Thứ hai là có thể giữ lại số tiền tương đương mức ưu đãi: 10% với sản phẩm dầu mỏ, 7% đối với các sản phẩm khác, 5% đối với LPG và 3% đối với hóa dầu.

Nếu nhà máy không được phép giữ lại các khoản tương đương với mức giá ưu đãi đó, báo cáo tổng số lũy kế của nhà máy hóa dầu Bình Sơn có thể lên tới 27,6 nghìn tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) trong khoảng thời gian từ năm 2010- 2014. Nhưng khoản trợ cấp liên quan đến mức giá ưu đãi đã giúp giảm số lũy kế trong khoảng thời gian này xuống còn 1 nghìn tỷ đồng (khoảng 50 triệu USD). Khoản chênh lệch là phần doanh thu thuế mà Chính phủ đã mất đi.

BàMasami Kojima cho rằng “Diễn biến ở lọc dầu Bình Sơn hơi khó hiểu”.

Nhưng không chỉ dừng ở đó, một dự án nặng lượng khác là Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sắp đi vào hoạt động (chạy thử tháng 11/2016) có vốn đầu tư lên đến 9 tỷ USD cũng đang đứng trước nguy cơ phải bù lỗ hàng tỷ USD.

Theo thỏa thuận giữa Chính phủ – do PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư, dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn không chỉ được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu mà còn được cộng vào giá bán thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen…).

Đặc biệt, theo thỏa thuận với liên danh nhà đầu tư lọc dầu Nghi Sơn, trong 10 năm, nếu Nhà nước Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm phải bù cho lọc dầu Nghi Sơn số tiền chênh lệch này...

http://enternews.vn/loc-dau-lam-ngheo-ngan-sach.html

 

Các tin tức khác

>   TPHCM: Xả thải trên 1,000 m3/ngày phải được quan trắc tự động (19/09/2016)

>   Dân không giao đất, trạm thu phí dở dang (19/09/2016)

>   Cdiscount đóng cửa sau khi BigC về tay người Thái (19/09/2016)

>   Thị trường sữa VN hết hấp dẫn? (18/09/2016)

>   ​Bổ sung nguồn “cứu” điện phía Nam (18/09/2016)

>   BigC yêu cầu rút 22 cửa hàng Thế giới Di động khỏi hệ thống  (18/09/2016)

>   Làm quy hoạch như thầy bói đoán mò (18/09/2016)

>   Ba dự án công nghiệp tỷ “đô” vẫn đợi nhà thầu Trung Quốc (17/09/2016)

>   Vinachem xin khoanh nợ và chuyển nợ vay thành vốn góp tại Đạm Ninh Bình (19/09/2016)

>   Vinachem xin khoanh nợ và chuyển nợ vay thành vốn góp tại Đạm Ninh Bình (19/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật