Thứ Hai, 19/09/2016 07:54

Dân không giao đất, trạm thu phí dở dang

Cho rằng giá bồi thường đất chưa tương xứng, nhiều hộ dân đã không chịu bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư thi công trạm thu phí giao thông, báo Người lao động đưa tin.

Gần một năm qua, trạm thu phí giao thông đường bộ ở tỉnh Ninh Thuận (theo hình thức BOT) vẫn trong tình trạng dang dở, không thể tiếp tục xây dựng vì 18 hộ dân ở xã Cà Ná, huyện Thuận Nam không chịu bàn giao đất bị thu hồi để nhà đầu tư thi công.

Trạm thu phí giao thông đường bộ thi công dang dở vì người dân không chịu giao đất

Ông Thái Đông Thành, một trong số những hộ dân bị thu hồi đất, bức xúc: “Nhà đầu tư và chính quyền ngay từ đầu đã làm sai. Lẽ ra phải họp dân để lấy ý kiến xem bà con có đồng ý về vị trí đặt trạm thu phí hay không, đằng này lại vội vàng ra quyết định thu hồi đất. Cho đến giờ, chúng tôi cũng không thể hình dung việc xây dựng trạm thu phí như thế nào. Liệu khi trạm xây dựng xong, có rào chắn thì người dân có còn đường ra vào khu vực dân cư nữa hay không? Nếu ngay từ đầu, các cơ quan chức năng làm đúng quy trình thì có lẽ không xảy ra tình trạng người dân ngăn chặn xây trạm thu phí”.

Hầu hết các hộ dân cho rằng đất bị thu hồi đều ở vị trí mặt tiền Quốc lộ 1 nhưng giá đền bù chỉ có 295.000 đồng/m2 (bao gồm 2 khoản là tiền đất và hỗ trợ) là quá thấp so với thị trường. “Mức tiền đền bù như vậy, dân không đủ mua mảnh đất khác nhỏ hơn để ở, nói gì đến chuyện xây nhà…” - ông Trịnh Tấn Hùng, một người bị thu hồi đất, than vãn.

Theo ông Hùng, không ít hộ dân sau khi bị thu hồi đất chỉ còn lại mấy chục mét vuông, không thể sản xuất, thậm chí khó có thể cất nhà. Vì thế, bà con có nguyện vọng “giao luôn” để nhận tiền nhưng không được chính quyền đồng ý. “Như vậy là không thỏa đáng” - ông Hùng nhận xét.

Theo lãnh đạo UBND huyện Thuận Nam, tổng diện tích đất gần 6.000 m2 bị thu hồi của 18 hộ dân là đất nông nghiệp, chưa được quy hoạch nhưng người dân tự ý cất nhà ở từ nhiều năm qua. Do đó, họ không thể được đền bù theo giá đất thổ cư. “Lỗi này là do chính quyền xã quản lý lỏng lẻo, để người dân xây dựng trái phép” - ông Lê Huyền, Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam, giải thích.

Sau nhiều lần được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận vận động, hiện 18 hộ dân trong vùng dự án chỉ chấp thuận về vị trí đặt trạm thu phí, riêng giá đền bù đất thì bà con vẫn chưa đồng ý...

http://nld.com.vn/kinh-te/dan-khong-giao-dat-tram-thu-phi-do-dang-20160918221448845.htm

Các tin tức khác

>   Bộ Xây dựng đề nghị Khánh Hòa xem lại việc rút phép Mường Thanh (17/09/2016)

>   Hà Nội: Nguyên Chủ tịch UBND huyện lạm quyền (17/09/2016)

>   Xây dựng và khai thác hạ tầng Khu công nghiệp số 3 - Nghi Sơn (17/09/2016)

>   Rà soát việc quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng (17/09/2016)

>   TP.HCM: Ứng dụng mô hình BIM tại 3 công trình thí điểm (16/09/2016)

>   Tiền sử dụng đất sẽ được miễn, giảm trong đấu giá (16/09/2016)

>   Vốn ngân hàng chiếm 85-90% tổng mức đầu tư của các dự án BOT, BT (16/09/2016)

>   Bất động sản Việt Nam: Thêm đối thủ ngoại 1 tỷ đô la (16/09/2016)

>   Ngân hàng Nhà nước phản hồi kiến nghị kéo dài gói 30,000 tỷ (16/09/2016)

>   Dự án Mường Thanh Khánh Hòa chưa chịu nộp giấy phép xây dựng (16/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật