Thứ Hai, 26/09/2016 16:11

Khi vốn ngân hàng bị “o ép”

Ngân hàng đóng vai trò chính trong cung ứng vốn cho nền kinh tế khiến nguy cơ rủi ro tăng.

Tại sao cứ mãi phân nhầm vai?

Những nhược điểm trong phát triển thị trường vốn được chỉ ra từ nhiều năm nay, nhưng đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa thể khắc phục được. Thị trường chứng khoán vẫn trầm lắng sau giai đoạn tăng trưởng nóng.

Do thị trường vốn chưa phát triển, nên vốn ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nền kinh tế, kể cả vốn dài hạn, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Cũng bởi sự phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân hàng nên nó đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đặc điểm các dự án lĩnh vực này vốn đầu tư cao, thời gian vay dài, trong khi vốn ngân hàng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn. Một minh chứng là 85 - 90% tổng mức đầu tư của các dự án BOT có tài trợ vốn của ngân hàng.

Sự mất cân đối trong phát triển nguồn vốn cũng khiến việc phân vai trên thị trường khá khó khăn.

“Tất nhiên, việc ngân hàng cho vay các dự án trên không bị ép buộc mà vẫn phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mình. Nhưng nếu đó không phải là các dự án trọng điểm quốc gia với sự kêu gọi của Bộ Giao thông - Vận tải vào thời điểm cách đây 2 - 3 năm thì có lẽ các ngân hàng sẽ không cho vay nhiều các dự án về BOT, BT”, một chuyên gia NH lấy dẫn chứng về yếu tố tác động gián tiếp sức ép lên vốn ngân hàng.

Sự mất cân đối trong phát triển nguồn vốn cũng khiến việc phân vai trên thị trường khá khó khăn. Chính phủ dường như không có nhiều sự lựa chọn trong việc “chỉ định” kênh cấp vốn.

Vì vậy, trong nhiều gói tín dụng chính sách ưu đãi cho vay dài hạn như chương trình cho vay nhà ở theo Nghị quyết 02, nhà ở chính sách… đáng lẽ đơn vị thực hiện phải là Bộ Tài chính với công cụ tài khóa nhưng vẫn phải chuyển giao sang ngành ngân hàng dù vốn huy động của hệ thống ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Đương nhiên vì nhiệm vụ các ngân hàng thương mại không thể “từ chối” cho vay.

“Một số ngân hàng thực hiện theo các gói tín dụng trên đã đẩy tỷ lệ cho vay trung, dài hạn lên cao tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản nếu thị trường có biến động”, TS. Cấn Văn Lực chỉ ra bất cập về việc phân vai “nhầm”.

Cách nào giảm “o ép”?

Đã có ý kiến bình luận: một khi vốn ngân hàng vẫn bị “o ép” như hiện nay thì khó tránh khỏi những rủi ro về tín dụng, nợ xấu. Trên thế giới các ngân hàng cũng chủ yếu huy động ngắn hạn nhưng họ chỉ cho vay tương ứng với kỳ hạn huy động được. Vì sau lưng họ có thị trường vốn khá ổn định. Còn tại Việt Nam, không có thị trường vốn để dựa, các ngân hàng chỉ có thể lấy vốn huy động chủ yếu từ ngắn hạn đến trung hạn để cho vay trung, dài hạn từ 1 - 5 năm, thậm chí có dự án đến 10 năm; hay như chương trình cho vay nhà ở theo Nghị quyết 02, thời gian vay vốn lên tới 15 năm.

Làm thử một phép tính: Với vốn huy động 6 tháng, chưa bàn đến việc khách hàng có rút hết tiền hay chỉ lấy lãi rồi tái tục, nhưng chắc chắn định kỳ đến thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm, ngân hàng phải chuẩn bị sẵn sàng số tiền đó để trả người gửi tiền. Nhưng đối với người vay, thì không ngân hàng nào có thể khẳng định chắc chắn 100% là đến thời điểm đó khách hàng trả nợ đúng hạn. Khi tiền chưa trở lại thì ngân hàng phải bù đắp từ khoản vốn khác hoặc là huy động mới để trả khoản huy động cũ đang bị “kẹt” trong tín dụng.

Đối với những ngân hàng thương mại lớn thì không quá khó khăn để huy động được vốn, thậm chí với giá rẻ. Nhưng các ngân hàng nhỏ, yếu kém thì buộc phải tăng lãi suất mới có thể huy động vốn nếu không rủi ro thanh khoản trực chờ.

Cổ phần hóa các DNNN nhằm cung cấp hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường.

“Điều này không thể tránh được, vì nếu cho vay 1 năm thì việc dự báo trong tầm tay của ngân hàng. 2 năm có thể khó hơn nhưng vẫn trong tầm kiểm soát được. Nhưng nếu kỳ hạn vay là 5 năm trở lên thì khả năng kiểm soát dòng tiền hạn chế nhiều… Tóm lại, nếu vốn huy động ngắn hạn, mà thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng cao, không chỉ ngân hàng mà cả nền kinh tế”, một chuyên gia ngân hàng nhận định...

http://thoibaonganhang.vn/khi-von-ngan-hang-bi-o-ep-53952.html

Các tin tức khác

>   “Ngân sách xử lý nợ xấu đâu phải cho không, biếu không” (26/09/2016)

>   Giá vàng đầu tuần giảm nhẹ về sát ngưỡng 36.2 triệu đồng/lượng (26/09/2016)

>   Techcombank: Ông Nguyễn Lê Quốc Anh chính thức làm Tổng giám đốc (25/09/2016)

>   TPBank sẽ mua lại hơn 8.7 triệu cổ phiếu quỹ với giá 9,184 đồng/cp (24/09/2016)

>   Huỳnh Thị Huyền Như lại ra tòa trong vụ chiếm đoạt 670 tỷ của ACB (23/09/2016)

>   32 tỉ đồng trong sổ tiết kiệm “biến mất” (23/09/2016)

>   Thị trường ngoại hối sôi động (23/09/2016)

>   Tháo gỡ nợ xấu bằng những nguồn lực nào? (23/09/2016)

>   Giá vàng và tỷ giá trung tâm đều giảm (23/09/2016)

>   Ngân hàng Quốc Dân ra mắt Trung tâm khách hàng ưu tiên - NCB Priority (22/09/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật