Thứ Hai, 19/09/2016 10:40

Đường sang Myanmar đang rộng

Theo Thời báo Ngân hàng, ngay sau khi Myanmar có chính sách mở cửa, hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam đã “đổ bộ” sang thị trường này tìm miền đất hứa.

Hàng hóa Việt đã có mặt khá nhiều ở thị trường Myanmar

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2015 Việt Nam xuất sang Myanmar ước đạt trên 378,5 triệu USD, tăng gần 10% so với năm 2014. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đạt được kỳ vọng đặt ra ban đầu nếu như không am hiểu đặc tính thị trường.

Nói đến những doanh nghiệp Việt có thâm niên “chinh chiến” tại thị trường Myanmar phải kể đến một số thương hiệu như Vinamilk, Hòa Phát, Điện Quang, Vissan… Tuy nhiên, để có được kết quả như ngày hôm nay, những doanh nghiệp này đã phải trải qua không ít khó khăn để chinh phục thị trường mới này.

Đại diện CTCP Bóng đèn Điện Quang cho biết, sản phẩm của công ty đã có mặt tại thị trường Myanmar từ rất sớm, do tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường, đồng thời sản phẩm Điện Quang đạt chất lượng, độ bền cao nên người tiêu dùng tại quốc gia này khá ưa chuộng.

Dù mặt hàng điện dân dụng thời gian đầu vấp phải sự cạnh tranh khá gay gắt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nhưng do Điện Quang có chiến lược bám trụ và chinh phục thị trường lâu dài, chính vì vậy đến nay công ty đã đạt doanh số tăng trưởng 15%.

Chọn một hướng đi khác là thông qua đối tác tại thị trường Myanmar để dần dần tìm cách “cắm rễ”, và đến nay công ty mỹ phẩm Sài Gòn cũng đã trở thành thương hiệu khá quen thuộc với người tiêu dùng tại quốc gia này. Hàng năm, công ty xuất khẩu lượng hàng hóa lớn và đem về nguồn doanh thu hàng trăm nghìn USD.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách mở đại lý phân phối hoặc mở văn phòng đại diện ngay tại Myanmar nhằm hạn chế bớt khâu trung gian làm đẩy giá thành khiến người tiêu dùng tại quốc gia này khó tiếp cận.

Một số doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất sang thị trường Myanmar cho biết, người dân Myanmar khá chuộng hàng Việt Nam vì giá cả rẻ hơn hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan, Singapore, nhưng đồng thời chất lượng lại cao và bền hơn hàng Trung Quốc...

http://thoibaonganhang.vn/duong-sang-myanmar-dang-rong-53670.html

 

Các tin tức khác

>   Sức ép cạnh tranh từ gạo Campuchia trên thị trường Việt Nam (04/08/2016)

>   Chính phủ Myanmar công bố 12 chính sách kinh tế mới (02/08/2016)

>   Thách thức đối với Lào khi hội nhập AEC (15/07/2016)

>   Kinh tế Lào được dự đoán sẽ tăng trưởng dưới mục tiêu (13/07/2016)

>   Ngày càng nhiều công ty Thái Lan muốn kinh doanh tại Lào (09/07/2016)

>   Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Lào (08/07/2016)

>   IMF lạc quan về triển vọng kinh tế Lào (30/06/2016)

>   Lào đang thu hút nhà đầu tư nước ngoài (30/06/2016)

>   Vinamilk mở rộng đầu tư ra thị trường thế giới (22/06/2016)

>   Xem xét việc mở tuyến vận tải ven biển Việt Nam - Thái Lan - Campuchia (15/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật