Thứ Sáu, 15/07/2016 20:20

Thách thức đối với Lào khi hội nhập AEC

Một trong những thách thức đối với Lào khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là việc ghi nhãn hàng khi quốc gia này xuất khẩu hàng hóa sang các nước láng giềng, theo Vientiane Times.

Gần đây, một quan chức thương mại cấp cao của Lào cho biết dù ASEAN đã dỡ bỏ hơn 90% thuế quan và những rào cản đối với tiến trình hội nhập AEC, thế nhưng vẫn còn đó những thách thức mà Lào phải đối mặt.

Được biết, chỉ một thời gian ngắn sau khi bản tuyên bố thành lập AEC chính thức có hiệu lực vào cuối năm ngoái, nhiều nước ASEAN đã bắt đầu khai thác các cơ hội về đầu tư và thương mại. Chính phủ các nước ASEAN đã phải làm việc nghiêm túc suốt mấy thập niên để dỡ bỏ những biện pháp bảo hộ không cần thiết cũng như xóa đi những rào cản nhằm thúc đẩy hội nhập thương mại trong khu vực.

Đối với Lào, chỉ mới hơn 7% các giải pháp đó được thực hiện nhưng quá trình này cần phải có thêm nhiều thời gian mới có thể hoàn tất.

Theo đó, tại buổi hội thảo chuyên đề "Để một Cộng đồng ASEAN năng động trở thành hiện thực”, Phó Tổng cục trưởng Cục Chính sách Ngoại thương thuộc Bộ Công thương Lào Saysana Sayakone cho biết dù đa số các giải pháp đã được thực hiện nhưng một số vấn đề tiềm ẩn vẫn còn tồn đọng gây thách thức cho Lào.

Ông chia sẻ: "Chẳng hạn, Lào phải giải quyết một số vấn đề khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước láng giềng do nhãn hàng hóa phải được ghi bằng ngôn ngữ của chính nước nhập khẩu. Đây được xem là một thách thức khác đối với Chính phủ Lào".

Trái lại, những hàng hóa của các nước láng giềng khi nhập khẩu sang Lào lại không phải thực hiện việc ghi nhãn hàng bằng tiếng Lào - một trong số những khác biệt giữa Lào và các quốc gia ASEAN khác cần được đề cập đến.

Bên cạnh đó, một số quy định cũng cần phải được tuân thủ liên quan đến các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật, quy tắc xuất xứ và các biện pháp khác.

Được biết, AEC cho phép luân chuyển tự do lao động có tay nghề, hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước thành viên trong khu vực. Thực vậy, hiện nay rất nhiều lao động của các nước ASEAN đang làm việc tại các khách sạn, nhà hàng và các lĩnh vực dịch vụ khác tại Lào và thương mại giữa Lào với các nước ASEAN đang tăng dần.

Riêng trong năm 2015, tổng giá trị thương mại giữa các nước ASEAN đạt hơn 2 nghìn tỷ USD, chiếm 20-25% tổng giá trị thương mại của khu vực và được dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tổng giá trị đầu tư đạt 22 nghìn tỷ USD, khoảng 17%-18% tổng giá trị đầu tư của ASEAN./.

Các tin tức khác

>   Kinh tế Lào được dự đoán sẽ tăng trưởng dưới mục tiêu (13/07/2016)

>   Ngày càng nhiều công ty Thái Lan muốn kinh doanh tại Lào (09/07/2016)

>   Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Lào (08/07/2016)

>   IMF lạc quan về triển vọng kinh tế Lào (30/06/2016)

>   Lào đang thu hút nhà đầu tư nước ngoài (30/06/2016)

>   Vinamilk mở rộng đầu tư ra thị trường thế giới (22/06/2016)

>   Xem xét việc mở tuyến vận tải ven biển Việt Nam - Thái Lan - Campuchia (15/06/2016)

>   Nghiên cứu làm đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn qua cửa khẩu Thanh Thủy (15/06/2016)

>   Triển khai Dự án đường bộ cao tốc TP.HCM – Phnom Penh gần 15,900 tỷ đồng (15/06/2016)

>   TP.HCM muốn là nhà đầu tư hàng đầu của Vientiane (31/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật