Thứ Năm, 08/09/2016 10:56

Đề án tăng lương phải lên bàn Thủ tướng trong tháng 9

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục đánh giá mức lương tối thiểu tác động tới người lao động, doanh nghiệp...

Các bộ ngành liên quan phải đánh giá tỷ lệ đóng, hưởng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và nghiên cứu điều chỉnh mức đóng, hưởng cho phù hợp, đồng thời hoàn tất việc lấy ý kiến về phương án mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 để trình Thủ tướng ký ban hành trong tháng 9 này.

Hội đồng Tiền lương quốc gia mới đây đã thống nhất tăng lương tối thiểu vùng 2017 trung bình là 7,3%.

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm tại cuộc họp về quỹ bảo hiểm và điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2017, ngày 7/9.

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục đánh giá mức lương tối thiểu này tác động tới đời sống của người lao động, doanh nghiệp; nghiên cứu bổ sung, sửa đổi căn cứ mức xác định tiền lương tối thiểu vùng; tăng cường giải pháp cung cấp thông tin thị trường lao động để bảo đảm đồng thuận xã hội trong thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng hằng năm.

Đối với vấn đề bảo hiểm, Bộ phải phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá tỷ lệ đóng, hưởng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và nghiên cứu điều chỉnh mức đóng, hưởng cho phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ sớm thành lập Ban soạn thảo Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để tìm ra giải pháp đột phá trong đổi mới hoạt động.

Báo cáo về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động trong doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, mức tăng trung bình 7,3% của lương tối thiểu vùng cho người lao động trong doanh nghiệp vào năm 2017 đã được sự đồng thuận của các bên cao nhất từ trước tới nay.

Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện chính sách thu bảo hiểm xã hội theo luật mới nên nhiều doanh nghiệp lo lắng tăng chi phí chi trả.

Hiện tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 32,5%, trong đó chủ sử dụng lao động phải chi trả 22%. Nhiều chủ sử dụng lao động đề nghị giảm từ 22% xuống 18%.

Nguyên Hà

vneconomy

Các tin tức khác

>   Lấy ý kiến thành viên Chính phủ về việc tăng lương (06/09/2016)

>   "Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng lên 3.400 USD" (04/09/2016)

>   Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2016 (01/09/2016)

>   Thủ tướng: “Đã đến lúc dân muốn thấy kết quả cụ thể” (01/09/2016)

>   PMI tháng 8 tăng lên 52.2 điểm, sức khỏe ngành sản xuất tăng suốt 9 tháng (01/09/2016)

>   Đầu tư 21 Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 (30/08/2016)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng tăng 6.9%, ngành khai khoáng vẫn giảm tiếp (30/08/2016)

>   Từ 1/3/2017, tổ chức Tổng điều tra kinh tế (29/08/2016)

>   FDI 8 tháng đầu năm đạt hơn 14 tỷ USD (29/08/2016)

>   Chưa tận dụng hết những cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế (29/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật