Thứ Sáu, 30/09/2016 10:18

Các lỗi mà một Trader chuyên nghiệp nên tránh

Bỏ qua hệ thống giao dịch khác nhau tùy theo mỗi Trader, bài viết này xin chỉ đề cập tới các lỗi mà Trader thường hay mắc phải. Khắc phục được các lỗi này có thể giúp nhà đầu tư giao dịch thêm phần tự tin và giảm bớt được các thiệt hại.

Không có Trading Plan

Đây là một trong những lỗi mà nhiều Trader gặp phải nhất. Việc lập một Trading Plan hay gọi là kế hoạch giao dịch rất cần thiết. Tương tự như một bản đồ, Trading Plan sẽ giao dịch một cách chủ động hơn cũng như không bị phụ thuộc vào thị trường.

Một Trading Plan bao gồm

Điểm vào lệnh (Entry Level). Điều này giúp nhà đầu tư tránh phụ thuộc vào các giao dịch trên bảng điện quá nhiều cũng như việc mua đuổi giá cao.

Điểm dừng lỗ (Stoploss Level). Nhiều Trader xem nhẹ việc này nhưng một phương án B là điều không thể xem nhẹ khi giao dịch đi ngược xu hướng kỳ vọng và nhà đầu tư cần chặn lỗ để bảo vệ tiền của mình.

Mục tiêu (Target Price). Xác định được mua tiêu giá giúp xác định việc tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận (Risk to Reward Ratio).

Lấy ví dụ kết phiên 27/09, VNM đóng cửa tại 140,000 và nhà đầu tư ABC quyết định mua VNM. Nhà đầu tư này lên kế hoạch Trading với VNM sẽ còn điều chỉnh nên quyết định mua nhẹ ngưỡng 139,500 với điểm dừng lỗ tại 136,500 kỳ vọng mục tiêu về lại 155,000-156,000. Với mục tiêu này, tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận của VNM là 5:1

Quản trị rủi ro chưa tốt

Quản trị rủi ro bao gồm tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận (Risk to reward ratio), khối lượng giao dịch (lot size) và quản lý danh mục đầu tư.

Tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận: cũng giống như một “phi vụ làm ăn”, một trading có tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận tốt sẽ xứng đáng để thực hiện. Tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận được nhiều chuyên gia khuyến nghị là 3:1 (tương ứng Lợi nhuận phải gấp 3 lần rủi ro).

Khối lượng giao dịch: theo nhiều chuyên gia, rủi ro trên mỗi giao dịch nên chiếm 1-3% tổng vốn của bạn. Điều này sẽ đảm bảo nguồn vốn của bạn không bị hao hụt quá nhiều khi bị dính stoploss. Ở đây chúng ta chú trọng vào việc tạo lợi nhuận (profit) đều đặn chứ không thể dựa vào 1 hoặc 2 lần đánh full-margin.

Quản lý danh mục đầu tư: Giao dịch vẫn chưa hoàn tất nếu thiếu đi việc quản lý danh mục của mình. Quản lý danh mục đầu tư bao gồm thực hiện các Trailing Stop, Take Profit hay chốt hạ tỷ trọng nắm giữ cho tới khi giao dịch hoàn tất.

Lấy ví dụ ở đây, mã BVH ở bài viết trước người viết đã đề cập với mục tiêu 65,000-66,000. Tuy nhiên, BVH đã tăng mạnh và vượt vùng mục tiêu này. Do đó, việc theo dõi diễn biến giá của cổ phiếu tại vùng giá 65,000-66,000 cũng như kết hợp dùng Trailing Stop sẽ giúp vừa quản lý rủi ro vừa đáp ứng được kỳ vọng giá có thể tiếp tục tăng.

Các tin tức khác

>   Pokémon Go, Hậu Duệ Mặt Trời và… dịch bệnh Ebola dưới góc nhìn của Trader (30/09/2016)

>   Đời Chứng khoán: Lên voi xuống… (26/09/2016)

>   Ông Nguyễn Hồng Điệp: Chia nhỏ bước giá, cân não trader hơn (19/09/2016)

>   10 điều nhà đầu tư cổ phiếu có thể học từ trường đua ngựa (14/09/2016)

>   3 mẹo đầu tư của Warren Buffett ở thị trường giá cao (14/09/2016)

>   Đằng sau sự hào nhoáng của cổ phiếu (12/09/2016)

>   Chiến thuật đánh du kích trong chứng khoán (09/09/2016)

>   Từ phá sản thành giám đốc doanh nghiệp triệu đô (03/09/2016)

>   Tư duy và Đầu tư (01/09/2016)

>   Nhờ đâu Apple mang về hàng tỷ USD cho nhà đầu tư? (31/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật