Thứ Bảy, 13/08/2016 08:23

Vụ VNCB mất 9.000 tỉ: Đề nghị xử lý việc cho vay lãi nặng

Ngày 12-8, phiên toà xét xử đại án Phạm Công Danh và đồng phạm làm thất thoát 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục với phần xét hỏi bổ sung.

Các bị cáo tại phiên tòa

Tại phiên tòa, đại diện VNCB khẳng định hồ sơ lưu tại ngân hàng có chứng từ chứng minh nhóm bà Trần Ngọc Bích (bị chiếm đoạt 5.490 tỉ đồng trong vụ án) có ký các chứng từ giao dịch và có chứng cứ chứng minh nhóm bà Bích giữ chứng từ giao dịch của ngân hàng.

Có chứng từ chứng minh giao dịch

Liên quan tới nội dung này, đại diện của VNCB khẳng định quá trình kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan tới các khoản tiền trong vụ án thì tìm được các chứng từ chứng minh việc giao dịch của nhóm bà Bích với VNCB chứ không phải không có chứng từ.

Trong đó, các giấy tờ chứng minh có uỷ nhiệm chi, hai người trong nhóm bà Bích có ký xác nhận giao nhận từng uỷ nhiệm chi một.

Ngoài ra, các chứng từ giao dịch giữa VNCB và nhóm bà Bích là bản sao có chứng thực tại Bình Dương chứ không phải bản chính.

Điều đó chứng minh các chứng từ giao dịch là có, đang bị nhóm bà Bích giữ thì mới có bản sao chứng thực. Các loại giấy tờ này đã được nộp cho HĐXX. Vị đại diện của VNCB cũng khẳng định ba hợp đồng vay của bà Bích và VNCB không có trong hồ sơ lưu của ngân hàng.

Tham gia phần xét hỏi bổ sung, luật sư Phan Trung Hoài, người bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh đề nghị HĐXX triệu tập ông Trần Quý Thanh (Dr.Thanh, tổng giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) tới toà để làm rõ về đường đi của 5.490 tỷ đồng từ tài khoản của bị cáo Phạm Công Danh.

Tuy nhiên, HĐXX thông báo ông Thanh đã hai lần có đơn kèm theo hồ sơ bệnh án xin vắng mặt.

Trả lời câu hỏi của luật sư Hoài về việc có nhận được 5.490 tỷ đồng chuyển từ tài khoản của ông Danh hay không và tiền đó là tiền gì, đại diện cho ông Thanh khẳng định có nhận được tiền.

Khoản tiền đó là tiền của chị Trang trả nợ cho bà Ngọc Bích, việc chuyển tiền trả nợ và tài khoản của ông Thanh là làm theo chỉ định của bà Ngọc Bích.

Đề nghị xem xét hành vi cho vay lãi nặng của nhóm bà Bích!

Liên quan tới khoản tiền nợ của bà Trang với bà Bích, bị cáo Mai Hữu Khương đề nghị HĐXX xem xét dấu hiệu hành vi cho vay nặng lãi của khoản vay hơn 600 tỷ đồng. HĐXX cho rằng cáo trạng không truy tố nội dung này nên HĐXX không xem xét.

Tuy nhiên, vị chủ toạ phiên toà đề nghị đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại toà lưu ý và tiếp nhận thông tin để xử lý theo quy định pháp luật.

Vị đại diện viện kiểm sát đề nghị bị cáo cung cấp tài liệu để chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý dấu hiệu của hành vi cho vay nặng lãi này.

Liên quan đến nguồn tiền 5490 tỷ đồng của nhóm bà Trần Ngọc Bích, trước đó luật sư Phan Trung Hoài đã hỏi Hoàng Đình Quyết về số tiền lần đầu tiên nhóm bà Bích gửi vào VNCB.

Quyết cho biết, vào tháng 6-2012 nhóm bà Bích gửi 700 tỷ đồng, đến tháng 12-2012 tăng lên 1.200 tỷ đồng và đến tháng 8-2013 là 5.490 tỷ đồng.

Bị cáo Quyết cũng cho biết, sau khi cho vay tiền, ông Danh trả lãi thì toàn bộ tiền lãi sẽ được chuyển thành sổ tiết kiệm để gửi vào VNCB, do đó số tiền cho vay không ngừng tăng lên.

Sau hơn 3 tuần xét hỏi và thẩm vấn, phiên toà kết thúc phần xét hỏi. Dự kiến ngày 16-8, Viện kiểm sát sẽ đọc bản luận tội trước khi bước vào phần tranh luận./.

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Chính sách tiền tệ, “đánh chuột” và “ngáo ộp” lạm phát (13/08/2016)

>   Mục tiêu giảm lãi suất cho vay xuống 5% và 70% NHTM thực hiện Basel II vào 2020 (12/08/2016)

>   Việt Nam sẽ tiếp tục quản chặt dòng vốn ra nước ngoài (12/08/2016)

>   Giá vàng nằm quanh ngưỡng 36.6 triệu đồng/lượng, tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng (12/08/2016)

>   Ngân hàng MBB tăng vốn điều lệ lên gần 16,312 tỷ đồng (12/08/2016)

>   Nợ xấu: Mua dễ, bán khó do thiếu hành lang pháp lý (11/08/2016)

>   Làm rõ việc giao dịch nghìn tỉ không chứng từ tại VNCB (11/08/2016)

>   Đại án 9.000 tỉ đồng: Phạm Công Danh 'đối đầu' luật sư Tân Hiệp Phát (11/08/2016)

>   CTCP An Phú đã chuyển nhượng hơn 39.6 triệu cp Ngân hàng SCB (11/08/2016)

>   Nhiều ngân hàng tăng trong khi MBB giảm lãi suất huy động (11/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật