Thứ Hai, 15/08/2016 11:16

Không giao dự án mới cho doanh nghiệp nợ thuế

Theo thống kê của Cục thuế Hà Nội, dù Ngành Thuế đã tích cực đôn đốc thu nợ, song khoản nợ khó thu liên quan đến thuế sử dụng đất trên địa bàn vẫn tăng. Mới đây, thực hiện đợt giám sát việc thực hiện kết luận chất vấn của Chủ tọa kỳ họp HĐND TP Hà Nội, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố đề nghị Ngành Thuế cần phân loại nợ để có giải pháp mạnh đúng luật, đúng đối tượng để tận thu tồn đọng các khoản thuế tiền sử dụng đất.

Hơn 67,000 đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh

Làm việc với Đoàn Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Nguyễn Thế Mạnh cho biết, tính đến ngày 31/5/2016, nợ thuế liên quan đến đất đai trên địa bàn TP Hà Nội có giảm 36% nhưng các khoản nợ thuế liên quan đến đất vẫn còn lớn, khoảng hơn 19,000 tỷ đồng, chiếm 13% dự toán thu ngân sách năm 2016. Nguyên nhân do các doanh nghiệp khó khăn về sản xuất kinh doanh, không có nguồn tài chính nộp nợ thuế; nhiều doanh nghiệp bỏ trốn, giải thể. Dù cơ quan thuế đã cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng nhưng không thu được nợ.

Lý giải cụ thể khoản nợ đọng này, Cục Thuế cho biết, 4 tháng đầu năm 2016, Hà Nội có 3,200 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, 250 doanh nghiệp chờ giải thể. Lũy kế đến ngày 30/4/2016, thành phố có đến hơn 67,000 đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh, trong đó, hơn 36,000 đơn vị còn nợ thuế, hơn 9,000 đơn vị chờ giải thể còn nợ thuế. Cục thuế đã hoàn thành hơn 4,000 cuộc kiểm tra, 398 cuộc thanh tra xử lý truy thu, truy hoàn, phạt; ban hành các quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với doanh nghiệp nợ thuế, thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, nhưng con số này vẫn rất thấp, mới thanh tra, kiểm tra đạt từ 27.5% đến 33.7% so với kế hoạch.

Ngoài ra, đối với kết quả thanh tra, kiểm tra đạt thấp, Cục thuế Hà Nội cho biết, đặc thù quý 1 tập trung vào việc quyết toán thuế đến hết tháng 3 mới xong, đầu tháng 4 mới bắt đầu công tác thanh tra, kiểm tra nên kết quả thanh tra, kiểm tra 6 tháng đạt thấp. 

Do đó, Cục Thuế Hà Nội đã kiến nghị với UBND thành phố chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội phối hợp với cơ quan thuế xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu liên thông giữa cơ quan thuế với hệ thống ngân hàng. Khi các doanh nghiệp nợ thuế phát sinh dòng tiền tại bất cứ ngân hàng nào trong hệ thống ngân hàng thì các ngân hàng đó sẽ tự động trích số tiền nợ để nộp vào ngân sách nhà nước đến khi hết nợ, đồng thời tự động hạch toán giảm trừ số nợ thuế trên hệ thống. Đặc biệt, khi thẩm định các dự án đầu tư, đối với các chủ đầu tư còn nợ nghĩa vụ tài chính về đất theo xác nhận của cơ quan thuế; UBND TP Hà Nội nên cân nhắc không tiếp tục giao cho thực hiện dự án mới, nhằm tránh phát sinh nợ mới./.

Các tin tức khác

>   Petro Vietnam có thể bù lỗ tới 2.500 tỷ/năm cho lọc dầu Nghi Sơn (14/08/2016)

>   Bội chi NSNN 7 tháng đầu năm ước đạt 78.5 tỷ đồng (12/08/2016)

>   Bộ Tài chính: Giảm mức thuế nhập khẩu trứng Artemia từ 5% xuống 3% (12/08/2016)

>   Tổng cục Thuế lên tiếng về đề xuất xóa gần 8.000 tỷ đồng nợ thuế (11/08/2016)

>   Lọc hóa dầu Bình Sơn kiến nghị điều chỉnh chính sách thuế lên Chính phủ (11/08/2016)

>   Ngân sách đã chi cho bảo hiểm nông nghiệp 303 tỷ đồng (08/08/2016)

>   Sẽ thu lệ phí cấp giấy phép thành lập ngân hàng 140 triệu đồng? (08/08/2016)

>   Gần 15.000 tỉ đồng nợ thuế sẽ được xóa, khoanh (06/08/2016)

>   Hà Nội: Nhiều đơn vị nợ thuế đã nộp 294 tỷ đồng (06/08/2016)

>   Big C sẽ hoàn tất nộp 1,534 tỷ đồng vào cuối tháng 8 (05/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật