Thứ Năm, 11/08/2016 09:14

Lọc hóa dầu Bình Sơn kiến nghị điều chỉnh chính sách thuế lên Chính phủ

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSRCo) đã kiến nghị lên Chính phủ xem xét điều chỉnh cơ chế chính sách cho Bình Sơn nhân dịp đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Công ty này vào ngày 09/08.

Ông Trần Ngọc Nguyên - TGĐ Lọc hóa dầu Bình Sơn (áo xanh – đeo cravat) giới thiệu về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Theo BSRCo, từ khi vận hành thương mại đến nay, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã sản xuất được 41.37 triệu tấn sản phẩm các loại; tiêu thụ 41.18 triệu tấn; doanh thu thuần đạt 764,630 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước đạt 130,180 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 6,170 tỷ đồng.

Riêng 7 tháng đầu năm 2016, Nhà máy đã sản xuất  được 3.99 triệu tấn sản phẩm; doanh thu đạt 40,030 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước đạt 6,900 tỷ đồng và đạt lợi nhuận sau thuế 1,091 tỷ đồng.

Đơn vị quản lý vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quốc này cho biết, 7 tháng đầu năm 2016 là khoảng thời gian rất khó khăn và đầy thách thức khi giá dầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khoảng cách giữa giá sản phẩm và dầu thô bị thu hẹp rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, sự chênh lệch thuế cho sản phẩm xăng dầu của BSRCo so với các nước được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA chưa được tháo gỡ, việc điều chỉnh cách tính thuế nhập khẩu theo cách tính bình quân gia quyền trong tính giá cơ sở càng khiến BSRCo khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Do đó, BSRCo đã kiến nghị lên Chính phủ quan tâm xem xét điều chỉnh cơ chế chính sách cho BSRCo tạo sự cạnh tranh bình đẳng với hàng nhập khẩu để Nhà máy duy trì sản xuất ổn định, liên tục và có hiệu quả cao nhằm thu hút các đối tác, nhà đầu tư trong việc nâng cấp mở rộng Nhà máy Dung Quất cũng như hoàn thành công tác cổ phần hóa BSRCo.

Trong biểu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 165, các mức thuế cụ thể với xăng dầu nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN, khí hóa lỏng LPG và sản phẩm hóa dầu có mức thấp hơn đáng kể so với các mức thuế suất trong biểu thuế ưu đãi hiện hành đang áp dụng cho xăng dầu, LPG và các sản phẩm hóa dầu nhập khẩu. Cụ thể, xăng dầu có thuế nhập khẩu chỉ ở mức 20% trong giai đoạn 2015-2018; nhiên liệu diesel có thuế nhập khẩu là 5% cho năm nay và sau đó giảm về 0% trong 3 năm tiếp theo; dầu có thuế suất 0% từ nay đến năm 2018. Trong khi đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng hiện nay đối với BSRCo là 35% với xăng, 25% với Jet A1, 30% với dầu diesel, 5% với khí hóa lỏng LPG và 2% với hạt nhựa... cao hơn nhiều so với thuế nhập khẩu xăng, dầu từ các nước ASEAN. Điều này khiến doanh nghiệp quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất lo ngại nguy cơ đóng cửa vì khó thể cạnh tranh tại thị trường trong nước.

Trước kiến nghị mức chênh lệch thuế xuất nhập khẩu xăng dầu làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh từ BSRCo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tuần tới sẽ đưa vấn đề ra Thường trực Chính Phủ để quyết định nhằm đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo nguyên tắc thị trường./.

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương: Thua lỗ nghìn tỷ vẫn thăng tiến chóng mặt (11/08/2016)

>   Mỹ nêu lý do cấm nhập khẩu một lô cá da trơn từ Việt Nam (11/08/2016)

>   Có nên xây dựng sân bay An Giang? (10/08/2016)

>   Mua bán hóa đơn trái phép đến gần 800 tỉ đồng  (10/08/2016)

>   Đặt mục tiêu 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến đến năm 2020 (10/08/2016)

>   Để vốn FDI đóng góp nhiều hơn  (10/08/2016)

>   Formosa đã được hoàn thuế 10.174 tỉ đồng (10/08/2016)

>   "Nếu thực thi điều 292, doanh nhân dễ bị quy thành tội phạm" (10/08/2016)

>   Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị (10/08/2016)

>   Thành lập Cụm công nghiệp Bàu Trăn tại Củ Chi (10/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật