Thứ Hai, 22/08/2016 20:00

Chuyển động dòng tiền tuần 15-19/08:

Dòng tiền rút khỏi nhóm đầu cơ sang đánh hàng cơ bản

Trong bối cảnh thị trường giao dịch khá giằng co thì nhóm cổ phiếu cơ bản trở thành nơi “phòng thủ” an toàn khi có dòng tiền tăng mạnh đáng kể. Ngược lại nhóm cổ phiếu đầu cơ tiếp tục bị bán mạnh và thanh khoản theo đó cũng cạn kiệt dần.

Tuần qua (15-19/08), các chỉ số thị trường lại diễn biến trái chiều với VN-Index tăng 0.99% đứng tại 662.28 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 0.02% và dừng ở 83.10 điểm. Khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 115.5 triệu đơn vị/phiên, tăng 8.65% so với tuần giao dịch trước; sàn HNX đạt hơn 35 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 2.09%.

Trên HOSE, nhóm đầu cơ tiếp tục bị dòng tiền rời bỏ với PPI, TSC, BCG, VHG, HCD, KSA, JVC, ITA, OGC, HHS, HAR, IDI… Trong đó, PPI là cổ phiếu suy giảm mạnh nhất với khối lượng giao dịch bình quân tuần qua chỉ còn gần 140,000 đơn vị/phiên, giảm hơn 69%, hay như TSC giảm 51% và BCG giảm 50%. Điểm chung ở nhóm này là khi dòng tiền rời bỏ thì giá cổ phiếu cũng lao dốc theo, mạnh nhất là OGC và ITA với mức giảm xấp xỉ 10%.

Ngược lại, nhóm hàng cơ bản, các cổ phiếu đầu ngành lại được giới đầu tư tham gia mua mạnh hơn. Và cái tên sáng nhất tuần qua chính là KDC với thanh khoản tăng đột biến gấp 7 lần tuần trước đó, đạt gần 1.2 triệu đơn vị/phiên. Nhờ đó, giá cổ phiếu KDC đã bứt khỏi vùng tích lũy kéo dài từ đầu năm để tăng gần 19%, đạt mốc 36,100 đồng/cp, mức cao nhất trong hơn 2 năm qua.

Biến động cổ phiếu KDC kể từ đầu năm 2016

Nguồn: http://ptkt.vietstock.vn/

Việc cổ phiếu KDC trở nên hấp dẫn nhà đầu tư là bởi Công ty này cho biết sẽ thu về khoảng 2,000 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng 20% mảng bánh kẹo còn lại và ghi nhận ít nhất 1,700 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2016. Lợi nhuận năm nay của KDC có thể đạt trên 2,000 tỷ đồng. Cùng với đó, KDC đã tung ra thị trường sản phẩm mới là bánh bao (với công nghệ Nhật Bản) cùng chung hệ thống 60,000 điểm đặt tủ kem của Tập đoàn cũng như mạng lưới phân phối, logistics, xe đông lạnh… Dự án sản phẩm mới này của KDC vừa bắt đầu từ cuối năm 2015 và đã có lợi nhuận. Hiện công suất sản xuất bánh bao của KDC đạt 120,000 sản phẩm/ngày nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo chia sẻ từ TGĐ của KDC, ông Trần Lệ Nguyên cho biết đây là ngành có biên lợi nhuận cao với mức từ 40% (bánh bao ngọt có biên lợi nhuận lên đến 50%).

Bên cạnh KDC, nhiều ông lớn đầu ngành khác cũng đã nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư tuần qua như VNS, CSM, MSN, FPT, BMI, DCL, GMD, DMC, DRC, MWG….

Trong số này, MSN gấy ấn tượng nhất khi khối lượng giao dịch trung bình đạt mức 1.1 triệu cp/phiên, tăng 212% so với tuần giao dịch trước đó. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu MSN cũng tăng hơn 12% để lên mốc 67,500 đồng. Nguyên nhân giúp MSN bứt phá chính từ thông tin mua lại 20 triệu cổ phiếu quỹ. Ban Điều hành MSN tin rằng giá trị giao dịch hiện tại đối với cổ phiếu của Công ty đang được định giá rất thấp so với giá trị thực. Kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ là một trong những phương thức hiệu quả sử dụng lượng tiền mặt lớn mà Công ty đang nắm giữ, thể hiện niềm tin của Ban Điều hành về định hướng chiến lược và triển vọng kinh doanh, thể hiện cam kết của Ban Điều hành về việc gia tăng và tối đa hóa giá trị cho các cổ đông cũng như quan tâm đến mọi đối tượng cổ đông khác nhau.

Xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang các cổ phiếu vốn hóa vừa cũng nhìn thấy rõ hơn trên sàn HNX. Theo đó, những cổ phiếu như BVS, VNR, PGS, VND, DBC, CVT, PVI, PVC… đều có dòng tiền tăng so với tuần giao dịch trước.

Biến động BVS trong 6 tháng qua

Và cổ phiếu có dòng tiền tăng mạnh nhất tuần qua trên HNX chính là BVS với khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 533,000 cp/phiên, tương ứng tăng 287%. BVS cũng là cổ phiếu dẫn đầu trong nhóm các cổ phiếu có dòng tiền tăng trên sàn HNX khi đạt gần 12%. Mức tăng này cũng giúp BVS thoát khỏi vùng giá tích lũy quanh 13,000-14,000 đồng/cp trong gần 6 tháng qua.

Ngược lại, PVX chính là cổ phiếu giảm mạnh nhất về thanh khoản trong tuần qua với mức giảm hơn 71%. Tiếp sau đó là DST – cổ phiếu được xem là “ngôi sao” trong tuần giao dịch trước đó, đã giảm mạnh trở lại ở tuần này với khối lượng giao dịch bình quân chỉ còn hơn 558,000 cp/phiên, tương ứng giảm 56%.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

 

Về nhóm cổ phiếu tăng giá, ngoài MSN và KDC thì VNS, BMI, GMD, CSV, MWG, KSB và VTO cũng là những mã vừa thuộc top 20 cổ phiếu có dòng tiền tăng mạnh nhất sàn HOSE vừa thuộc top 20 mã tăng giá nhiều nhất.

Ngược lại OGC, ITA, HAR, KSA là những mã vừa giảm mạnh khi có dòng tiền suy yếu. Riêng DLG nối dài chuỗi giảm điểm khi tuần qua mất 10% bất chấp thanh khoản tiếp tục tăng 126% so với tuần trước đó.

 

Cũng đáng chú ý là khối ngoại tiếp tục bán ròng khá mạnh tuần qua. Trong đó, họ bán ròng trên HOSE với 1,078 tỷ đồng, chủ yếu ở VNM với 404 tỷ đồng; tiếp theo là VIC với 192 tỷ đồng, HBC với 146 tỷ đồng, MSN với 105 tỷ đồng…

Trên sàn HNX, giá trị bán ròng đạt 19 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở SCR với 27.4 tỷ đồng, VNR với 11.9 tỷ đồng và PVS với 9.9 tỷ đồng; ngược lại mua ròng chủ yếu ở PTI và BVS với 18.6 tỷ và 12.76 tỷ đồng./.

Các tin tức khác

>   VNH: Tiếp tục giữ nguyên diện kiểm soát (22/08/2016)

>   Hàng triệu cp được gom trong tích tắc, TTF sẽ được cứu? (22/08/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/08: Vùng 655-660 điểm đang trụ vững (22/08/2016)

>   Liên tục lao dốc, TCM đã qua thời đỉnh cao? (26/08/2016)

>   Liên tục lao dốc, TCM đã qua thời đỉnh cao? (26/08/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 22/08: Giảm nhưng thanh khoản cải thiện (22/08/2016)

>   Cổ phiếu ngành Điện: Cần chọn lọc cổ phiếu? (22/08/2016)

>   Khi các con số cất tiếng nói! (21/08/2016)

>   22/08: Bản tin đầu tuần (22/08/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 22/08 (22/08/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật