Thứ Sáu, 08/07/2016 13:38

Ngoại tệ đang không được ưa chuộng

Theo báo cáo từ Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng đến ngày 24-6 là 6,82% so với cuối năm 2015, cao hơn so với mức tăng 6,37% của cùng kỳ năm 2015. Đáng chú ý trong khi tín dụng bằng đồng Việt Nam tăng trưởng 8,11% thì ngược lại tăng trưởng tín dụng ngoại tệ giảm 4,64% so với cuối năm 2015.

Kim ngạch nhập khẩu sáu tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu về ngoại tệ giảm. Ảnh: T.L

Như vậy tiếp nối đà sụt giảm tín dụng ngoại tệ đến 12,9% trong năm 2015, tín dụng ngoại tệ sáu tháng đầu năm nay tiếp tục tăng trưởng âm. Phải chăng cửa vay ngoại tệ đang thu hẹp dần?

Cầu vốn ngoại tệ thấp và rủi ro tỷ giá

Trước đó Thông tư 24/2015/TT-NHNN quy định việc vay vốn bằng ngoại tệ sẽ kết thúc vào ngày 31-3-2016 và NHNN sau đó đã mở lại nguồn vốn này từ ngày 1-6-2016 qua Thông tư 07/2016. Tuy nhiên, có thể nói việc các doanh nghiệp xuất khẩu có hai tháng đứt quãng không tiếp cận được nguồn vốn vay ngoại tệ đã phần nào ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm nay.

Khi cánh cửa vay ngoại tệ được mở lại, nhiều doanh nghiệp cũng chưa dám vay do lo sợ rủi ro tỷ giá, thậm chí có doanh nghiệp còn trả nợ trước vì sợ sẽ bị thiệt hại khi đồng đô la Mỹ tăng giá. Trong tháng 6 là thời điểm diễn ra quá nhiều sự kiện quốc tế có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối thế giới khiến các đồng tiền biến động rất mạnh.

Cầu ngoại tệ sáu tháng đầu năm nay cũng thấp khi kim ngạch nhập khẩu theo số liệu của Tổng cục Thống kê giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó nhập khẩu máy móc thiết bị giảm 970 triệu đô la Mỹ và xăng dầu giảm 507 triệu đô la Mỹ. Cần biết rằng doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và doanh nghiệp nhập khẩu nói chung là hai trong số bốn đối tượng được phép vay ngoại tệ. Nếu liên hệ với việc NHNN đã mua được 8 tỉ đô la Mỹ thời gian qua cho thấy cầu ngoại tệ đang giảm dần là có cơ sở.

Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngoại tệ để tiết giảm chi phí tài chính thì lựa chọn của họ vẫn là vay tiền đồng do mức chênh lệch lãi suất của tiền đồng và đô la Mỹ không cao mà lại tránh được rủi ro tỷ giá.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sáu tháng qua mặc dù có tăng trưởng tuy nhiên nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 10,1%, trong khi cùng kỳ 2015 tăng đến 13,4%. Hoạt động xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do tỷ giá thực của tiền đồng đang bị định giá cao, tình trạng thiên tai hạn hán và ô nhiễm môi trường cũng tác động tiêu cực đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế đó giải thích vì sao nhu cầu vay vốn ngoại tệ của doanh nghiệp cũng giảm.

Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngoại tệ để tiết giảm chi phí tài chính thì lựa chọn của họ vẫn là vay tiền đồng do mức chênh lệch lãi suất của tiền đồng và đô la Mỹ không cao mà lại tránh được rủi ro tỷ giá.

Về phía ngân hàng, việc vận dụng chuyển đổi vốn ngoại tệ để lấy tiền đồng cho vay với lãi suất cực thấp là có thể, miễn không vượt quá trạng thái ngoại hối quy định là 20%, và phần trạng thái này sẽ được cân bằng lại với cam kết bán ngoại tệ từ các doanh nghiệp vay.

Ngân hàng cũng đang hạn chế dần cho vay ngoại tệ

Mặc dù cửa vay ngoại tệ đã mở lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng thực tế cũng chỉ được gia hạn đến hết năm nay, nên các doanh nghiệp sẽ phải dần làm quen với cơ chế mua bán đứt đoạn thay vì vay gửi. Các ngân hàng theo đó cũng đang xây dựng các sản phẩm mua bán ngoại tệ kỳ hạn linh hoạt hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và khuyến khích các khách hàng chuyển dần từ cơ chế vay gửi sang mua bán.

Ngoài ra, từ sau khi trần lãi suất huy động đô la Mỹ về còn 0%, nguồn vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng hiện tại hầu như ở dạng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và có khả năng giảm sút trong thời gian qua. Vì vậy mà các ngân hàng phần nào cũng khó đẩy mạnh cho vay ngoại tệ, do không đáp ứng được chênh lệch về kỳ hạn và các quy định về tỷ lệ an toàn và khả năng chi trả.

Hiện tại theo quy định tại Thông tư 36/2014 quy định tỷ lệ khả năng chi trả ngoại tệ trong 30 ngày tiếp theo của tổ chức tín dụng phải lớn hơn hoặc bằng 10%. Do đó, nếu nguồn vốn huy động ngắn hạn dưới 30 ngày của ngân hàng càng tăng thì tài sản đảm bảo thanh khoản bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng cũng phải tăng tương ứng để đáp ứng tỷ lệ này, nên nguồn vốn ngoại tệ dành cho kinh doanh cũng sẽ bị thu hẹp.

Quí 2 cũng là giai đoạn tỷ giá biến động khá mạnh trên thị trường tự do, do đó không tránh khỏi việc nhiều ngân hàng đã giữ lại phần lớn vốn ngoại tệ để kinh doanh ngoại hối, dẫn đến dòng vốn ngoại tệ để cho vay bị thu hẹp.

Xem thêm tại đây...

Hồ Lê

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Tỷ giá trung tâm tuần qua tăng nhẹ, ngân hàng yết giá USD không có nhiều biến động (09/07/2016)

>   Các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động (08/07/2016)

>   Viết tiếp “những ông chủ ngân hàng đến và đi” (08/07/2016)

>   Giá vàng lao dốc tiếp hơn 700,000 đồng xuống ngưỡng 36.5 triệu đồng/lượng (08/07/2016)

>   Nguyên Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân lĩnh án 13 năm tù (08/07/2016)

>   Khi vàng không phải là… xăng dầu (08/07/2016)

>   ABBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 5,320 tỷ đồng (07/07/2016)

>   VIB cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay nhanh với hạn mức lên tới 80% giá trị tài sản bảo đảm   (11/07/2016)

>   Chuyện Ngân hàng Xây dựng trước ngày xử án (07/07/2016)

>   Giao dịch liên ngân hàng tăng, lãi suất nhích lên ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt dưới 1 tháng (07/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật