Thứ Năm, 07/07/2016 14:51

Chuyện Ngân hàng Xây dựng trước ngày xử án

Tòa án nhân dân TPHCM thông báo dự kiến từ ngày 19-7 đến ngày 18-8-2016 xét xử bị cáo Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh và 35 bị cáo khác. Tính đến thời điểm đó, khoảng 18 tháng đã trôi qua kể từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại Ngân hàng Xây dựng với giá không đồng (0 đồng).

* Ngày 19/7: Xét xử đại án tham nhũng hơn 9.000 tỷ đồng tại VNCB

Trở thành ngân hàng 100% vốn nhà nước, Xây dựng luôn là một trong những tâm điểm được chú ý của thị trường bởi dư luận muốn được biết một cách công khai kết quả hoạt động cũng như quá trình tái cơ cấu ngân hàng này đến đâu. Ảnh: cbbank.vn

“Các ông vào Xây Dựng làm gì?”

Hơn hai năm trước, ngày 28-6-2014 người viết bài này có một cuộc phỏng vấn với ông Phạm Công Danh và ông Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng. Một tháng sau đó, ngày 29-7-2014 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Danh. Khi ấy Xây dựng vẫn còn “nổi đình đám” với dư âm của kế hoạch tăng vốn từ 3.000 tỉ lên 7.500 tỉ đồng và một gói “kích cầu” cho bất động sản trị giá 50.000 tỉ đồng. Giới doanh nghiệp và tài chính đều không tin những con số đó. Nhiều bạn đọc đã hỏi sự thật đằng sau những con số “đao to búa lớn” ấy là gì.

Ông Phan Thành Mai thừa nhận Xây dựng vào năm 2014 vẫn đang chịu sự giám sát của NHNN. “Vì sao Xây dựng có tổ giám sát của NHNN ở đây?”. Ông Mai trả lời: “Vì nó nằm trong nhóm 9 tổ chức tín dụng được phê duyệt để tái cơ cấu. Nó rơi vào tình trạng giám sát vì có hai nhóm nợ xấu tồn tại từ năm 2011, tổng cộng chiếm gần hết dư nợ của ngân hàng”. Như lời ông Mai, cho đến giữa năm 2014 có hàng loạt vấn đề giữa nhóm cổ đông mới và nhóm cổ đông cũ và nhóm cổ đông mới đã “tạo điều kiện” cho nhóm cổ đông cũ ra đi!!!

Về thanh khoản ngân hàng, ông Mai nói khi nhóm cổ đông do Phạm Công Danh đứng đầu “tiếp quản”, có hai chỉ tiêu về thanh khoản. Thanh khoản thanh toán tức thì của Xây dựng loay quanh đâu đó 3% trong khi quy định của NHNN là 15%. Thanh khoản bảy ngày theo quy định là 1, thì ở Xây dựng xấp xỉ 0,2-0,3. Ông Mai nhớ rất rõ ngày 7-2-2013 khi ông về ngân hàng “vét mãi không có đủ 15 tỉ đồng trả cho khách hàng”.

Trong gần 2 giờ đồng hồ, hai ông Mai và Danh nói nhiều về nợ xấu, về việc bắt buộc phải tăng vốn cho Xây dựng. Nhưng họ đã im lặng và không trả lời câu hỏi của chúng tôi: “Một ngân hàng tệ như Xây dựng, nợ xấu cao, thanh khoản yếu, vậy nhóm cổ đông các ông vào làm gì? Trên thị trường có nhiều doanh nghiệp, ngân hàng làm ăn tốt, mang lại lợi nhuận cho giới đầu tư, vì sao các ông lại chọn Xây dựng?”.

Trong 18 tháng rút ra 18.678 tỉ đồng

Trở thành ngân hàng 100% vốn nhà nước, Xây dựng luôn là một trong những tâm điểm được chú ý của thị trường bởi dư luận muốn được biết một cách công khai kết quả hoạt động cũng như quá trình tái cơ cấu ngân hàng này đến đâu. Thế nhưng toàn bộ thông tin về ngân hàng này xem như vắng bóng. Đến ngay cả đơn vị được NHNN chỉ định để hỗ trợ Xây dựng về mặt nhân lực cũng như quản trị điều hành là Vietcombank cũng không thể có bất cứ thông tin nào. Vietcombank chỉ khẳng định Xây dựng không hạch toán vào chỗ họ và không liên quan đến bảng cân đối tài chính của họ.

Một trong những vấn đề quan trọng mà dư luận có quyền được biết là đến giờ nợ xấu của Xây Dựng đã được xử lý đến đâu, các khoản thất thoát thu hồi thế nào.

Một trong những vấn đề quan trọng mà dư luận có quyền được biết là đến giờ nợ xấu của Xây Dựng đã được xử lý đến đâu, các khoản thất thoát thu hồi thế nào. Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, Phạm Công Danh và đồng phạm đã rút của Ngân hàng Xây dựng tổng cộng 18.678 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Xây dựng 9.133 tỉ đồng. Ở đây có hai điểm nhấn không thể nào không nhắc đến: thứ nhất theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, từ năm 2013 Xây dựng bị đặt trong tình trạng kiểm soát (không phải kiểm soát đặc biệt). NHNN đã cử một tổ giám sát xuống kiểm soát Xây dựng. Mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên đều phải có ý kiến của tổ giám sát. Vậy tổ giám sát ở đâu để Phạm Công Danh và các đồng phạm có thể rút ra tới 18.678 tỉ đồng trong vòng 1,5 năm họ tiếp quản ngân hàng này?

Thứ hai theo Luật các tổ chức tín dụng, chủ tịch hội đồng quản trị của một ngân hàng phải là người có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính và không có tiền án tiền sự. Tuy nhiên Phạm Công Danh không hề làm việc trong lĩnh vực ngân hàng trước khi ngồi vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Xây dựng. Đó là chưa kể lý lịch của ông Danh, theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra, đã từng có liên quan đến hình sự.

... đọc tiếp tại đây

tbktsg

Các tin tức khác

>   Giao dịch liên ngân hàng tăng, lãi suất nhích lên ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt dưới 1 tháng (07/07/2016)

>   Sau tăng nóng, vàng trong nước lao dốc 2.3 triệu đồng/lượng (07/07/2016)

>   Người vay gói 30.000 tỉ phải chịu lãi suất thương mại? (07/07/2016)

>   Triển vọng kinh doanh năm 2016: Những tín hiệu khả quan và kỳ vọng những đột phá mới (06/07/2016)

>   Quỹ bảo lãnh tín dụng như “tiệm cầm đồ”! (06/07/2016)

>   Giá vàng vẫn neo ở mức cao, khoảng cách mua bán là 1 triệu đồng (06/07/2016)

>   Trầy trật xử lý nợ xấu (06/07/2016)

>   Saigontourist tiếp tục bán đấu giá 10.75 triệu cp Saigonbank (06/07/2016)

>   UBGSTCQG: Lãi suất huy động có thể tăng tiếp trong nửa cuối năm (05/07/2016)

>   Lãi suất liên ngân hàng đồng loạt tăng trở lại (05/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật