Thứ Sáu, 08/07/2016 10:04

Viết tiếp “những ông chủ ngân hàng đến và đi”

Hãy bắt đầu bằng một thông tin diễn ra tuần trước: Công ty Chứng khoán Ngân hàng VietinBank công bố 16,9 triệu cổ phần, tương đương 5,48% vốn, của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) bán đấu giá đã được bán hết cho hai cá nhân với giá 12.500 đồng/cổ phiếu.

VietinBank vừa bán 16,9 triệu cổ phần, tương đương 5,48% vốn, của Saigonbank với giá 12.500 đồng/cổ phiếu. Ảnh: Tuệ Doanh

Số lượng cổ phần đăng ký mua lên tới 67,5 triệu đơn vị, gấp 4 lần khối lượng chào bán. Đây là số cổ phần Saigonbank do VietinBank sở hữu. Sau đợt bán này, VietinBank còn nắm giữ 4,91% cổ phần Saigonbank và không còn là cổ đông lớn. Việc VietinBank giảm tỷ lệ sở hữu ở Saigonbank là thực hiện quy định của Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), theo đó một tổ chức tín dụng chỉ được tham gia đầu tư tối đa ở hai ngân hàng khác.

“Gái nhà lành có người dạm ngõ”

Thoạt nhìn việc bán đấu giá thành công cổ phần Saigonbank của VietinBank có vẻ “may mắn” vì trước đó những cuộc đấu giá cổ phần ngân hàng nhằm thoái vốn đầu tư ngoài ngành của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã không tìm được người mua cho dù giá bán có đợt dưới mệnh giá. Tuy nhiên Saigonbank không giống những ngân hàng kia. Đây là ngân hàng duy nhất mà năm ngoái khi nhận được yêu cầu của NHNN bán 500 tỉ đồng nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), ban lãnh đạo đã “cuống quít” vì không biết kiếm đâu ra đủ nợ để bán. Với tổng dư nợ khoảng 11.000 tỉ đồng, nợ xấu của Saigonbank chỉ chưa đầy 200 tỉ đồng. Cuối cùng vét mãi Saigonbank bán cho VAMC được 100 tỉ đồng nợ xấu. Vốn điều lệ 3.080 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế quí 1-2016 đạt 83 tỉ đồng.

Trong tiến trình tái cấu trúc ngành ngân hàng, dĩ nhiên Saigonbank có nhiều người “dòm ngó”. Đã có thời điểm, Vietcombank, đang nắm giữ khoảng 4,8% cổ phần Saigonbank, và Saigonbank đã cùng thương thảo để sáp nhập Saigonbank vào Vietcombank. Nhưng cuộc thương lượng chưa đi đến kết quả vì cả hai chưa tìm được tiếng nói chung về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu.

Mới đây, trao đổi với TBKTSG, đại diện Vietcombank cho biết sẵn sàng nối lại thương thảo trong trường hợp Saigonbank vẫn giữ nguyên ý định. Phương án sáp nhập vào Vietcombank được giới tài chính đánh giá là “đẹp” cho Saigonbank cả về phương diện tài chính cũng như uy tín. Xử lý phương án này thế nào, phần lớn phụ thuộc vào cổ đông lớn của Saigonbank.

Vietcombank hiện đang nắm giữ cổ phần của bốn tổ chức tín dụng cổ phần, trong đó đã được phép của NHNN cho giữ lại vai trò cổ đông ở Ngân hàng TMCP Quân đội và Eximbank. Thực tế, giá trị khoản đầu tư ở Saigonbank của Vietcombank rất nhỏ so với vốn chủ sở hữu cũng như quy mô của ngân hàng, nên nếu không thể nhận sáp nhập, khả năng thoái vốn khỏi Saigonbank của Vietcombank là hiện thực.

Xem tiếp tại đây...

Hải Lý

tbktsg

Các tin tức khác

>   Giá vàng lao dốc tiếp hơn 700,000 đồng xuống ngưỡng 36.5 triệu đồng/lượng (08/07/2016)

>   Nguyên Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân lĩnh án 13 năm tù (08/07/2016)

>   Khi vàng không phải là… xăng dầu (08/07/2016)

>   ABBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 5,320 tỷ đồng (07/07/2016)

>   VIB cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay nhanh với hạn mức lên tới 80% giá trị tài sản bảo đảm   (11/07/2016)

>   Chuyện Ngân hàng Xây dựng trước ngày xử án (07/07/2016)

>   Giao dịch liên ngân hàng tăng, lãi suất nhích lên ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt dưới 1 tháng (07/07/2016)

>   Sau tăng nóng, vàng trong nước lao dốc 2.3 triệu đồng/lượng (07/07/2016)

>   Người vay gói 30.000 tỉ phải chịu lãi suất thương mại? (07/07/2016)

>   Triển vọng kinh doanh năm 2016: Những tín hiệu khả quan và kỳ vọng những đột phá mới (06/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật