Thứ Hai, 04/07/2016 20:00

Chuyển động dòng tiền tuần 27/06-01/07:

Dòng tiền trên TTCK hoạt động ra sao hậu Brexit?

Sau sự kiện Brexit diễn ra vào ngày 24/06, dòng tiền chung trên toàn thị trường chứng khoán suy yếu mạnh, kể cả những cổ phiếu biến động mạnh trong phiên Brexit cũng hao hụt về thanh khoản.

Một điều khá thú vị nữa là những cổ phiếu đi ngược thị trường để tăng trần trong phiên giao dịch Brexit như MWG, BCC, NT2 đều có thanh khoản sụt giảm trong tuần giao dịch sau đó. Cụ thể, MWG có khối lượng giao dịch bình quân sụt giảm hơn 48%, chỉ còn 205,000 đơn vị/phiên, BCC thì giảm hơn 10% và NT2 giảm hơn 11%. Ngoại trừ một trường trên HNX là HT1 có thanh khoản tăng hơn 30% nhưng chỉ đạt trung bình hơn 68,000 đơn vị/phiên và giá cổ phiếu này trong tuần qua thì giảm 5%.

Khi Brexit diễn ra, nhiều nhà đầu tư khi đó cho rằng những cổ phiếu có vay ngoại tệ như NT2, BCC hay NT2 sẽ hưởng lợi khi mà đồng EURO mất giá. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đối với các công ty có khoản nợ bằng ngoại tệ, năm nào cũng sẽ xuất hiện phần trích lập dự phòng hay hoàn nhập dự phòng số tiền lãi phải trả thêm hay trả ít đi. Về bản chất, đó là nghĩa vụ trả nợ của công ty chứ không phải là hoạt động kinh doanh ngoại hối mà có lãi hay lỗ.

Trở lại với nhóm cổ phiếu bị dòng tiền rời bỏ, dẫn đầu hai sàn là nhóm cổ phiếu khai khoáng như KSA trên HOSE và KHB trên HNX. Dòng tiền gần như biến mất khỏi hai mã cổ phiếu này trong khi giá trên sàn thì lao dốc không phanh (KSA giảm 19% và KHB giảm 29%) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Phiên Brexit thì KSA và KHB đã giảm sàn với dư bán ở mức cao.

Hai cổ phiếu đầu cơ khác VNH và ATA cũng sụt giảm mạnh dòng tiền, lần lượt giảm 62% và 17%. Đây cũng là hai cổ phiếu đã bật tăng trần trong phiên Brexit ngày 24/06.

Trong tuần qua (27/06-01/07), hai chỉ số trên sàn bật tăng mạnh mẽ với VN-Index kết thúc tuần tăng 3.14% đứng tại 640.30 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 1.88% đang dừng ở 85.15 điểm. Tuy nhiên, ngược lại với điểm số, thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 99.5 triệu đơn vị/phiên, giảm mạnh 25% so với tuần giao dịch trước; sàn HNX đạt hơn 35.5 triệu cổ phiếu/phiên, giảm mạnh 37.5%.

Thống kê Vietstock trong nhóm cổ phiếu có giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên cho thấy, chỉ có 46 cổ phiếu trên cả hai sàn tăng trưởng về dòng tiền (36 trên HOSE và 10 mã trên HNX) trong khi số mã giảm thanh khoản lên đến 155 mã.

Trong top 20 mã có thanh khoản tăng mạnh nhất so với tuần giao dịch trước đó, chỉ mỗi KSB ghi nhận dòng tiền tăng trên 100%, từ 333,000 cp lên 690,000 cp/phiên. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu KSB cũng bật tăng gần 17%, lên mức cao nhất từ khi niêm yết là 77,500 đồng/cp. Thông tin về việc DRH muốn mua thêm 1,216,870 cp KSB nhằm nâng sở hữu 4,726,800 cp, tương ứng tỷ lệ tăng từ 15% lên 20.2% vốn dường như là nguyên nhân chính thúc đẩy đà tăng của cổ phiếu này.

Song, một điểm đáng chú ý là dòng tiền tập trung khá mạnh vào nhóm cổ phiếu cơ bản, đầu ngành như DCM, NLG, MSN, VIC, VNM, DHG và cả chứng chỉ quỹ E1VFVN30. Trong số này, NLG có thanh khoản tăng hơn 60% và giá tăng gần 10% nhờ thông tin vừa tung ra thị trường 200 căn hộ giai đoạn 1 dự án Flora Fuji thì đã có 180 căn hộ được đặt mua. Cũng mới đây, ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT NLG đăng ký mua 1 triệu cp NLG để nâng sở hữu lên 20,519,039 cp.

Trên HNX, hai cổ phiếu đầu cơ KSQ và VMI có dòng tiền vào tăng hơn gấp đôi, tiếp theo là KVC, BII, VIG, KSK, DPS, VCG, FID, SPP.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Nhưng mã có thanh khoản tăng trên sàn HNX

Top 20 mã có thanh khoản giảm mạnh nhất sàn HNX

Trên HOSE, tuần qua chỉ có 99 mã tăng giá, trong top 20 mã tăng mạnh nhất thì chỉ có 5 mã có thanh khoản tăng trên 25% là KSB, NLG, PVT, PTC và DHG. Trên HNX chỉ có 3 mã có thanh khoản tăng lọt vào top tăng điểm là VMI, BII và VCG.

Tuần qua, khối ngoại mua ròng gần 283 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ mua ròng trên HOSE với 159.5 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với 123.5 tỷ đồng. Đáng chú ý, dù có khối lượng giao dịch dẫn đầu sàn HOSE tuần qua nhưng cổ phiếu KSB lại là mã bị khối ngoại bán mạnh nhất với 40.9 tỷ đồng; tiếp theo là HPG với 38.7 tỷ đồng, MSN với 25.2 tỷ đồng, VIC với 24 tỷ… Về phía mua ròng là các mã như VCB với gần 47.8 tỷ đồng, tiếp theo là DXG với 28.3 tỷ, CII với 25.8 tỷ đồng... Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở SCR với 77.1 tỷ đồng, PVS với 14.7 tỷ đồng và VND với 10.7 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở SPP và VNR với 12.5 tỷ và 8.8 tỷ đồng.

 

Các tin tức khác

>   05/07: Bản tin 20 giờ qua (05/07/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 05/07 (05/07/2016)

>   TEG ra khỏi danh sách chứng khoán không được phép ký quỹ (04/07/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 04/07/2016: Test vùng 645-650 điểm (04/07/2016)

>   Cổ phiếu nào nhà đầu tư không nên bỏ lỡ? (04/07/2016)

>   Nhịp đập thị trường 04/07: VN-Index lên mức cao nhất trong 8 năm (04/07/2016)

>   04/07: Bản tin đầu tuần (04/07/2016)

>   Nhà đầu tư nói gì khi chọn cổ phiếu GDT? (04/07/2016)

>   Tuần 04-08/07/2016: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (03/07/2016)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 04-08/07/2016 (03/07/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật