Thứ Hai, 06/06/2016 21:42

VASEP góp ý dự thảo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

Ngày 30/05/2016, VASEP đã gửi Công văn số 77/2016/CV-VASEP góp ý Dự thảo Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

VASEP lên tiếng về chất lượng hải sản xuất khẩu của Việt Nam

Trong đó Hiệp hội đề nghị đối với các lô nguyên liệu thủy sản nhập khẩu (NK) để sản xuất XK được mở tờ khai Hải quan theo loại hình kinh doanh vào nội dung và hồ sơ: “Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu (bao gồm cả sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài); sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về”.

Ảnh minh họa

Hiện nay, một số nguyên liệu thủy sản NK từ ASEAN được hưởng mức thuế NK 0%. Để tránh mất thời gian, phức tạp do phải làm thủ tục thanh khoản thuế NK, các DN đã mở tờ khai hải quan theo mã loại hình A12: Nhập để kinh doanh sản xuất. Nhưng theo quy định của Bộ NN và PTNT, nếu hàng NK theo loại hình sản xuất XK thì DN phải làm hồ sơ đăng ký kiểm dịch tại Cục Thú y (tại Hà Nội). Sau đó, DN về Trung tâm Vùng làm các thủ tục đăng ký và kiểm dịch. Tuy nhiên, trong thực tế thì nguyên liệu NK cũng có loại hình về để sản xuất, chế biến XK giống như loại hình nhập SXXK.

Để giảm bớt thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho DN, VASEP đề nghị Cục Thú y xem xét nội dung Điều 15 của dự thảo để hàng thủy sản nhập kinh doanh sản xuất không phải làm thủ tục đăng ký tại Cục thú y mà chỉ cần đăng ký kiểm tại Chi cục vùng. Thời gian trả kết quả kiểm dịch hàng nhập kinh doanh sản xuất giống thủy sản như hàng nhập SXXK, trong thời hạn 1-3 ngày và loại hàng nhập kinh doanh SX giống thủy sản cũng được áp dụng quy định như hàng nhập để SXXK.

Tại Khoản 4, Điều 15 quy đinh về “Kiểm tra giám sát sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; hàng bị triệu hồi hoặc trả về”, Cục Thú y đề xuất 3 phương án lấy mẫu để giám sát các chỉ tiêu về mầm bệnh, chất tồn dư độc hại (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất độc hại khác) đối với động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản NK để tiêu thụ trong nước; sản phẩm động vật thủy sản NK để làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm XK. VASEP đề nghị Cục nên theo phương án 2: Hàng năm, Cục Thú y trình Bộ trưởng Bộ NN và PTNT kế hoạch giám sát để xem xét phê duyệt.

VASEP cho rằng, nếu áp dụng kiểm tra theo Phương án 1: Lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư sẽ mất nhiều thời gian (chờ trả kết quả ít nhất 1 tuần) và làm tăng chi phí của DN (chi phí kiểm tra, lưu kho,…), ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của DN. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ nên kiểm tra cảm quan như hiện nay đang làm để tránh làm hàng hóa nhập khẩu về bị ứ đọng. Mặt khác, trước khi đưa vào chế biến hoặc tái chế, DN cũng phải kiểm tra chất lượng nguyên liệu (theo quy định của chương trình quản lý chất lượng theo HACCP tại DN).

Tại phần B, Phụ lục 1 của dự thảo về “Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch”:VASEP đề xuất bổ sung thêm “hàng mẫu” (gồm hàng mẫu nguyên liệu hoặc hàng mẫu thành phẩm) thường được nhập về với khối lượng rất nhỏ và với mục đích kiểm tra chất lượng để đặt mua hàng (đối với hàng mẫu nguyên liệu) hoặc làm mẫu đối chứng để DN dựa vào đó sản xuất lô hàng cho khách (đối với hàng mẫu thành phẩm) chứ không đưa ra sử dụng hoặc tiệu thụ trong nước.

Nhằm tạo thuận lợi cho các DN thủy sản, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện, không tạo ra các rào cản không đáng có, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cho việc thực hiện Thông tư trong thực tế, VASEP đề nghị Cục Thú y xem xét các ý kiến trên để bổ sung sửa đổi hợp lý cho Dự thảo Thông tư.

Trước đó, ngày 30/12/2015, VASEP cũng đã có Công văn số 179/2015/CV-VASEP gửi Cục Thú y và Cơ quan Thú y vùng VI về đăng ký và chứng nhận kiểm dịch thủy sản NK. Trong đó, VASEP và các DN hội viên đánh giá rất cao việc tiếp thu thông tin và phản hồi nhanh chóng với tinh thần hết sức cầu thị, hợp tác giải quyết vấn đề tháo gỡ khó khăn cho DN thủy sản của Cục Thú y nói chung và Cơ quan Thú y vùng VI. Đồng thời công văn nêu một số khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký và kiểm tra dịch hàng thủy sản NK đối với loại hình nhập kinh doanh; đề xuất đánh giá xếp loại DN NK để được xét ưu tiên miễn kiểm dịch./.

Vasep

Các tin tức khác

>   Sản lượng mía đường liên tục tụt giảm (06/06/2016)

>   Trung Quốc: Tiêu thụ tôm sẽ tăng mạnh (06/06/2016)

>   Thị trường ngách đang là điểm đến của hạt gạo Việt Nam (06/06/2016)

>   Thái Lan đấu giá hơn 2 triệu tấn gạo dự trữ (06/06/2016)

>   Hùng Vương nói gì về con số chênh lệch lãi sau kiểm toán giảm tới 58%? (06/06/2016)

>   KTS và SLS: Giống nhau đến bất ngờ! (03/06/2016)

>   VASEP lên tiếng về chất lượng hải sản xuất khẩu của Việt Nam (03/06/2016)

>   Có thể thu 1 tỷ USD từ xuất khẩu... chanh leo? (01/06/2016)

>   Kiến nghị mua tạm trữ muối (01/06/2016)

>   Nhật Bản tăng nhập khẩu bạch tuộc của Việt Nam (01/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật