Thứ Hai, 06/06/2016 16:17

Trung Quốc: Tiêu thụ tôm sẽ tăng mạnh

Nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, dịch bệnh, thiên tai và các vấn đề về quản lý chất lượng khiến nguồn cung tôm Trung Quốc sụt giảm. Trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng. Trung Quốc dự kiến vượt Mỹ thành nước NK tôm đơn lẻ lớn nhất thế giới.

Sản lượng đạt đỉnh

Từ 192,000 tấn năm 2000, sản lượng tôm của Trung Quốc tăng hơn 20% mỗi năm và 652% trong 10 năm đạt 1.45 triệu tấn năm 2010.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh, Trung Quốc vượt qua các nhà cung cấp hàng đầu để trở thành nhà sản xuất tôm dẫn đầu thế giới với sản lượng cao gấp đôi đối thủ cạnh tranh, Thái Lan. Tỷ trọng sản lượng tôm Trung Quốc trên tổng sản lượng thế giới tăng mạnh từ 16% năm 2000 lên 38% năm 2010.

Với sản lượng tăng mạnh, Trung Quốc trở thành một thị trường có ảnh hưởng chi phối đến thị trường tôm thế giới. Theo ước tính của FAO, từ 94,000 tấn năm 2000, XK tôm của nước này tăng gần gấp ba đạt 274,000 tấn năm 2010. Trung Quốc trở thành nhà sản xuất tôm lớn nhất thế giới năm 2003. Sau một thập kỷ (2013), nước này trở thành nhà XK tôm lớn thứ hai thế giới.

Sản lượng sản xuất và khối lượng XK đạt đỉnh lần lượt là 1.6 triệu tấn và 305,000 tấn năm 2011 trước khi dịch EMS gây thiệt hại không nhỏ cho ngành sản xuất tôm nước này. Tuy nhiên, sau dịch EMS, sản lượng tôm vẫn tăng bất chấp hạn chế về tiềm năng tự nhiên cho nuôi tôm.

Sản lượng sụt giảm

Theo một nghiên cứu của chính phủ Canada về “Sản lượng giáp xác của Trung Quốc-Tháng 3/2014”, sản lượng tôm ven biển Trung Quốc đạt cao những năm 1990. Hoạt động nuôi tôm bắt đầu tiến sâu vào đất liền tuy nhiên hiện khu vực này cũng đã được khai thác triệt để. Trong một cuộc phỏng vấn với SeafoodSource.com, Didier Boon, giám đốc công ty kinh doanh tôm Biển Hoa Đông cho biết, 10 năm trước đây, thành phố Shantou của tỉnh Guangdong có rất nhiều ao nuôi tôm tuy nhiên hiện nay đã biến mất dần, thay vào đó là nhà cửa.

Tốc độ tăng trưởng sản lượng nhanh của Trung Quốc bắt đầu chững lại khi Trung Quốc khai thác hết nguồn tài nguyên cho nuôi tôm. Do tiêu thụ tôm ngày một tăng nên nước này phải dựa vào NK.

Bắt đầu từ một số dịch bệnh nhỏ trong năm 2010, năm 2012-2013, EMS đã tác động tới tất cả các vùng và trại nuôi tôm trên cả nước. Năm 2013, tạp chí Fisheries Advance đưa tin, 50% các trại tôm ở các tỉnh sản xuất chính ở phía nam (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hải Nam và Trạm Giang) bị thiệt hại tới 90% sản lượng bởi EMS. Khi EMS xảy ra năm 2013, một số trại nuôi ở phía nam Trung Quốc chỉ khai thác được 1.5 tấn/ha tôm cỡ nhỏ so với sản lượng 13.5 tấn/ha của vài năm trước đó.

Kết quả là, sản lượng tôm nước này giảm 35% từ mức đỉnh 1.6 triệu tấn năm 2011 xuống 0,91 triệu tấn năm 2013. Đây là mức sản lượng thấp nhất của nước này kể từ năm 2005.

Trong khi sản lượng tôm Trung Quốc giảm mạnh, hoạt động nuôi tôm ở các nước như Ấn Độ, Việt Nam và Ecuador lại được phát triển nhanh chóng với chi phí thấp. Năm 2011, Trung Quốc chiếm 40% sản lượng tôm nuôi của thế giới, đến giữa năm 2013, tỷ trọng tôm nuôi của nước này chạm đáy 25% và hiện mới phục hồi lên dưới 30%. Trong khi đó, các nước Mỹ Latinh và Nam Á với tốc độ phát triển nhanh và nguồn tài nguyên biển chưa được khai thác, tỷ trọng sản lượng tôm của khu vực này dự kiến chiếm 20% - 25% tổng sản lượng thế giới. Điều này ảnh hưởng tới nguồn cung tôm XK của Trung Quốc và làm giảm vị thế của Trung Quốc trên thị trường thế giới. Năm 2013, XK tôm đạt 269,900 tấn, giảm 11.6% so với mức đỉnh năm 2011.

Năm 2013, cùng với EMS, Trung Quốc còn phải đối mặt với mưa nhiều và 10 trận bão mùa hè tàn phá nặng nề các khu vực ven biển. Thiên tai làm gián đoạn quá trình tăng trưởng của tôm nuôi ngay cả ở các trang trại không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó, thời tiết khô nóng do El Nino gây ra cũng làm giảm năng suất của các trại nuôi.

Việc mở rộng các vùng sản xuất mới, 10 năm tăng mật độ thả nuôi và dịch EMS gây ra những vấn đề mới với môi trường tự nhiên. Nếu diện tích nuôi không tăng, mật độ tôm nuôi tăng quá giới hạn của các ao nuôi; EMS hoặc một số mầm bệnh khác sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành tôm.

Để hạn chế chi phí thả nuôi lại, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng quá nhiều kháng sinh và hóa chất để bù đắp cho thức ăn và chất lượng nước kém.

Kết quả là, sau nhiều thập kỷ tăng trưởng 10%, cuối năm 2016, sản lượng tôm Trung Quốc dự kiến vẫn ở dưới mức 1,2 triệu tấn-thấp hơn sản lượng năm 2007 trong năm thứ 3 liên tiếp. Trong khi sản lượng tôm năm 2016 dự kiến thấp hơn năm 2007, giảm 25% so với mức đỉnh và tiêu thụ nội địa tăng 35% so với năm 2007, tỷ trọng tôm tiêu thụ nội địa sẽ tăng mạnh.

Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng

Chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nhân công tiếp tục tăng, tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tỷ trọng XK các sản phẩm thủy sản chế biến trong tổng XK thủy sản từ năm 2008 liên tục giảm.

Từ mức kỷ lục 305,200 tấn năm 2011, XK tôm năm 2015 đạt mức thấp 60,000 tấn. Trong khi XK giảm gần một nửa, NK năm 2011 tăng gần gấp đôi từ 53.100 tấn lên gần 100,000 tấn năm 2015 và các chuyên gia dự kiến tăng lên đến 130,000 tấn năm nay. Từ vị trí là nhà XK tôm lớn thứ hai thế giới chỉ 5 năm trước đây, Trung Quốc dự kiến trở thành một nhà NK ròng lớn cuối thập kỷ này.

Sản lượng tôm Trung Quốc có thể thoát khỏi EMS trong một vài năm nữa và đạt 1,6-2 triệu tấn/năm, tuy nhiên không đủ để đáp ứng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ nội địa do dân số lớn và nguồn tài nguyên hạn chế

 

 Các nhà chế biến trong nước đang hướng đến thị trường tiêu thụ nội địa. NK tôm, sẽ dễ dàng vượt 100,000 tấn năm nay, có thể vượt 250,000 tấn đến năm 2025. Trung Quốc dự kiến vượt Mỹ thành nước NK tôm đơn lẻ lớn nhất thế giới. Trong vòng 1 thập kỷ nữa, Trung Quốc sẽ có quyền định giá trên các thị trường tôm tương tự như với các hàng hóa như đậu nành và bột cá.

Trong bối cảnh XK sang các thị trường chính truyền thống gặp khó khăn, một số nhà XK Việt Nam đang nhắm tới thị trường Trung Quốc. Với dân số lớn trên 1.3 tỷ dân, yêu cầu chất lượng thủy sản không quá khắt khe trong khi nhu cầu NK thủy sản đang trên đà tăng trưởng; Trung Quốc được coi là một trong những thị trường tiềm năng của các DN XK Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc đã có những quy định về bảo vệ tài nguyên thủy sản, nhưng chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về xuất nhập khẩu thủy sản. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp cũng gặp phải một số hạn chế trong khâu thanh toán. Các nhà XK tôm Việt Nam có thể cân nhắc các yếu tố này để đẩy mạnh XK sang Trung Quốc.

vasep

Các tin tức khác

>   Chính phủ Argentina thừa nhận nền kinh tế sẽ tiếp tục ảm đạm (06/06/2016)

>   Thái Lan đấu giá hơn 2 triệu tấn gạo dự trữ (06/06/2016)

>   Ấn Độ cam kết thanh toán nợ 6,6 tỷ USD cho Iran trong 3 tháng (05/06/2016)

>   Bầu cử Mỹ: Hillary Clinton bất ngờ vượt xa Donald Trump (05/06/2016)

>   Đức cho phép nông dân được thỏa thuận trước về giá sữa (04/06/2016)

>   Trung Quốc sắp xây đập thủy điện lớn nhất thế giới ở Congo (03/06/2016)

>   Paris lũ lụt lớn nhất trong hơn một thế kỷ (03/06/2016)

>   Các công ty Mỹ tháo chạy khỏi Venezuela (02/06/2016)

>   Mitsubishi thừa nhận dùng sai cách kiểm tra nhiên liệu trong 25 năm (01/06/2016)

>   Ứng dụng chặn quảng cáo đe dọa doanh thu nhiều tập đoàn (01/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật