Thứ Hai, 13/06/2016 11:03

Thương mại Việt Nam – Châu Phi: Nhiều kiểu rủi ro

Điều khoản thanh toán không chắc chắn sẽ mang đến rủi ro cho bên bán.

Đây là cảnh báo của LS Vũ Ánh Dương – Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tại Hội thảo xúc tiến thương mại và các phương thức trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước châu phi và các nước Mê Kông khối pháp ngữ vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Xuất khẩu gạo thơm của VN sang Châu Phi

Từ thực tế giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Châu Phi của VIAC cho thấy, khi doanh nghiệp  VN quá nôn nóng với việc muốn bán được hàng thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận điều khoản thanh toán rất bất lợi về mình.

Câu chuyện về thanh toán

Tạm ứng trước 15% giá trị hợp đồng là điều đặc biệt không nên – Đại diện VIAC khuyến cáo.

Nhìn từ 2 vụ việc doanh nghiệp  Việt Nam khởi kiện doanh nghiệp  Sudan mà VIAC giải quyết có thể thấy, doanh nghiệp  VN là bên bán hàng phải chịu rủi ro rất lớn từ điều khoản tạm ứng trước 15% giá trị hợp đồng.

Đơn cử như vụ việc doanh nghiệp  Việt Nam xuất khẩu 200.000 tấn gạo sang Sudan. Khi gạo được chuyển sang đến cảng tại Sudan thì chính phủ Sudan ban hành chính sách không cho các hợp đồng thương mại thanh toán bằng ngoại tệ. Gạo bị nằm ở cảng tới 1 năm thì chính phủ Sudan mới dỡ bỏ lệnh không thanh toán bằng ngoại tệ trên.

Doanh nghiệp đối tác tại Sudan không nhận hàng vì gạo đã giảm chất lượng sau 1 năm nằm tại cảng. Họ mới tạm ứng 15% nên sẵn sàng “bỏ của, chạy lấy người” không nhận hàng cho đỡ thiệt hại. Doanh nghiệp  Việt Nam khởi kiện thì không thể tìm thấy doanh nghiệp  đối tác của mình ở đâu, tìm theo địa chỉ đăng ký doanh nghiệp  cũng không thấy. Trường hợp với doanh nghiệp Sudan bị khởi kiện tại VIAC còn lại cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Khi bị khởi kiện thì cơ quan tố tụng không tìm được doanh nghiệp đối tác.

LS Vũ Ánh Dương cho rằng, các doanh nghiệp  Việt Nam khi giao kết với các doanh nghiệp Châu Phi cần xem xét và thương thảo rất kỹ điều khoản thanh toán. Các hợp đồng thương mại nên chọn hình thức thanh toán bằng L/C. Vì việc thanh toán đã được bảo lãnh bởi một ngân hàng.

Tuy vậy, ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hiển – đại diện Cty CP Vinasimex cho biết, các đối tác doanh nghiệp  Châu Phi thường rất ngại sử dụng điều khoản thanh toán có mở L/C. Mặc dù sau nhiều năm làm việc với các đối tác Châu Phí, Cty CP Vinasimex chưa gặp phải vụ tranh chấp nào. Tuy nhiên, để thuyết phục các doanh nghiệp  đối tác Châu Phi thực hiện hình thức thanh toán L/C là không đơn giản.

Những lưu ý cho doanh nghiệp

Theo đại diện VIAC, để phòng tránh rủi ro, doanh nghiệp  cần tìm hiểu kỹ về đối tác Châu Phi trước khi ký kết các hợp đồng thương mại. Doanh nghiệp  có thể biết được thông tin về đối tác thông qua các thương vu, Đại sứ quán VN tại các nước Châu Phi hoặc liên hệ với Vụ Thị trường Châu Phi (Bộ Công Thương). Doanh nghiệp phải thận trọng việc tìm kiếm và giao dịch với khách hàng qua các trang mạng internet. Bởi vì, đã có trường hợp doanh nghiệp  Việt Nam xuất hàng lên con “tàu ma” và hàng hóa đã không đến được địa chỉ cần đến.

Doanh nghiệp  cũng nên sử dụng các hợp đồng mẫu khi tham gia ký kết. Ông Nguyễn Văn Hải – Phó ban Quan hệ Quốc tế VCCI cho biết, VCCI đã phối hợp và nhiều chuyên gia quốc tế để ban hành các bộ hợp đồng mẫu. Hợp đồng này sẽ là căn cứ giúp doanh nghiệp  đưa ra những điều kiện, tiêu chuẩn theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài thì doanh nghiệp  rất cần có luật sư hoặc các chuyên gia pháp lý quốc tế tư vấn.

Riêng đối với các chế định về trọng tài trong hợp đồng, doanh nghiệp  phải rất cụ thể và chi tiết. Đây là khuyến cáo của ông Narcisse AKA – Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài thuộc Tòa án Pháp lý và Trọng tài (CCJA) của OHADA. Theo ông Narcisse AKA, những điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại phải ghi rõ và chính xác tổ chức giải quyết tranh chấp. Địa điểm, ngôn ngữ, pháp luật làm căn cứ cũng phải ghi rất cụ thể.

Có rất nhiều hợp đồng thương mại ghi không đúng tên tổ chức giải quyết tranh chấp. Hợp đồng chỉ cần ghi sai một vài chữ trong tên của tổ chức trọng tài là điều khoản trọng tài đó sẽ không có giá trị. Doanh nghiệp  sẽ gặp rất nhiều thiệt hại vì ghi không chuẩn tên của tổ chức giải quyết tranh chấp. Việc các doanh nghiệp  lựa chọn tổ chức trọng tài nào cho đỡ tốn kém về chi phí đi lại, chi phí khởi kiện và thực thi là điều cần phải xem xét thật kỹ. Ví dụ khi doanh nghiệp  lựa chọn tổ chức trọng tài trong nước như VIAC thì cũng được thi hành tại tất cả các quốc gia. Việt Nam đã là thành viên của Công ước New York 1958 từ nhiều năm qua nên không gặp vấn đề về thực thi. – LS Vũ Ánh Dương nhấn mạnh.

 Bá Tú

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Chi 20.000 tỷ đồng để làm sống lại các dòng sông (13/06/2016)

>   Áp trần giá sữa: Có cũng như không? (13/06/2016)

>   Vì sao Gazprom Neft ngừng mua 49% cổ phần Lọc dầu Dung Quất? (13/06/2016)

>   Thái Lan sẵn sàng gia nhập TPP, Việt Nam có lo mất lợi thế? (12/06/2016)

>   Doanh nghiệp Việt Nam tích cực thâm nhập thị trường Trung Quốc (12/06/2016)

>   Việt Nam đứng đầu về nhập khẩu phụ kiện dệt may từ Hàn Quốc năm 2015 (12/06/2016)

>   Bình Định mời gọi doanh nghiệp Đài Loan đầu tư (12/06/2016)

>   SCIC thừa tiền, start-ups đói vốn (12/06/2016)

>   Vi phạm quy định về đầu tư sẽ bị phạt tiền (12/06/2016)

>   Kiểm tra chuyên ngành “hành” doanh nghiệp (12/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật