Thứ Hai, 13/06/2016 07:44

Vì sao Gazprom Neft ngừng mua 49% cổ phần Lọc dầu Dung Quất?

Chủ tịch Gazprom Neft cho biết, thời điểm hiện tại, phía Gazprom Neft thấy chưa đồng ý với những đề xuất mà phía Việt Nam đưa ra...

* Phía Nga dừng đàm phán mua 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất

Phía Gazprom Neft cho biết, Tập đoàn này sẽ nghiên cứu cơ hội tham gia mua cổ phần của Lọc dầu Dung Quất trong tương lai - Ảnh: Sputnik.

“Gazprom Neft sẵn sàng tham gia vào nhà máy lọc dầu Dung Quất (Việt Nam), nhưng hiện thời công ty không thỏa mãn với các điều kiện mà phía Việt Nam đề xuất”, ông Alexandr Dyukov, Chủ tịch tập đoàn dầu khí Nga Gazprom Neft nói về lý do ngừng kế hoạch mua 49% cổ phần và quản lý nhà máy Lọc dầu Dung Quất của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

“Thoạt đầu, các điều kiện giả định lợi nhuận thích hợp với khoản đầu tư. Bây giờ phía Việt Nam chưa sẵn sàng chấp thuận cho dự án này những ưu đãi mà chúng tôi trông đợi, tương ứng với mức sinh lợi thấp hơn. Chúng tôi không thể đi tới đầu tư có mức sinh lợi thấp, cả các cổ đông của chúng tôi cũng vậy”, ông Dyukov nói với tờ Sputnik.

Tuy nhiên, Chủ tịch Gazprom Neft cho biết, công ty sẵn sàng tham gia dự án này, nhưng điều quan trọng là phân định được các chỉ số hiệu suất kinh doanh.

“Thời điểm hiện tại, chúng tôi thấy chưa đồng ý với những đề xuất mà phía Việt Nam đưa ra. Do đó, khi nào phía đối tác sẵn sàng cung cấp những điều kiện mà chúng tôi thấy xác đáng thì chúng ta có thể thông qua quyết định”, ông nói thêm.

Hồi đầu năm nay, phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đã phát đi thông tin cho biết, Tập đoàn Gazprom Neft đã có thư chính thức dừng việc đàm phán chuyển nhượng 49% cổ phần góp của Petro Vietnam tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Tại thời điểm đó, phía Gazprom Neft cho biết, Tập đoàn này sẽ nghiên cứu cơ hội tham gia mua cổ phần của Lọc dầu Dung Quất trong tương lai.

Trước đó, vào tháng 11/2013, Gazprom Neft và Petro Vietnam đã ký một thỏa thuận khung về các nguyên tắc chính về việc mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất và hiện đại hóa nhà máy này. Theo đó, Gazprom có kế hoạch mua 49% cổ phần và đề xuất phương án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất với vốn đầu tư khoảng 1,5 - 3 tỷ USD.

Tuy nhiên trong quá trình đàm phán, kết quả định giá của hai bên còn nhiều khác biệt, đồng thời việc xử lý các khoản nợ của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tương đối phức tạp. Do đó, quá trình đàm phán bị kéo dài và không thể hoàn thành trong thời gian hiệu lực của bản thỏa thuận khung (trước ngày 30/6/2015) mà hai bên đã ký.

Ngày 21/8/2015, Gazprom Neft đã gửi thư kiến nghị tới các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam đề xuất cơ chế ưu đãi, điều kiện để Gazprom Neft tham gia triển khai dự án Lọc dầu Dung Quất.

Tuy nhiên, trong thư phúc đáp vào tháng 11/2015, Bộ Công Thương khẳng định, các ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sẽ không được áp dụng cho BSR sau thời điểm năm 2018, các ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.

Đến ngày 7/12/2015, Petro Vietnam đã có thư gửi GazpromNeft thông báo về việc hết hiệu lực các ràng buộc giữa Petro Vietnam và GazpromNeft theo thỏa thuận khung đã ký.

Đồng thời, Petro Vietnam thông báo kế hoạch triển khai cổ phấn hóa BSR để mời GazpromNeft tham gia với tư cách cổ đông chiến lược. Tuy nhiên, GazpromNeft quyết định chính thức dừng việc đàm phán chuyển nhượng 49% phần vốn góp của Petro Vietnam  tại BSR và sẽ nghiên cứu cơ hội tham gia mua cổ phần của BSR trong tương lai.

Khôi Minh

vneconomy

Các tin tức khác

>   Thái Lan sẵn sàng gia nhập TPP, Việt Nam có lo mất lợi thế? (12/06/2016)

>   Doanh nghiệp Việt Nam tích cực thâm nhập thị trường Trung Quốc (12/06/2016)

>   Việt Nam đứng đầu về nhập khẩu phụ kiện dệt may từ Hàn Quốc năm 2015 (12/06/2016)

>   Bình Định mời gọi doanh nghiệp Đài Loan đầu tư (12/06/2016)

>   SCIC thừa tiền, start-ups đói vốn (12/06/2016)

>   Vi phạm quy định về đầu tư sẽ bị phạt tiền (12/06/2016)

>   Kiểm tra chuyên ngành “hành” doanh nghiệp (12/06/2016)

>   Thị trường bán lẻ vẫn còn nhiều khoảng trống (12/06/2016)

>   Cháy lớn thiêu rụi 4.000m2 tại công ty in bao bì, thiệt hại 50 tỷ đồng (11/06/2016)

>   Hàng Việt trong mắt những nhà bán lẻ hiện đại (11/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật