Thứ Tư, 22/06/2016 21:13

Tập trung vào các tổ chức tài chính quan trọng trong hệ thống

Nhân việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 06 sửa đổi Thông tư 36, trong đó có nội dung liên quan đến việc giám sát tín dụng bất động sản, TBKTSG xin giới thiệu bài viết của TS. Lê Hồng Giang về xu hướng giám sát hệ thống tài chính của các ngân hàng trung ương tiên tiến trên thế giới, qua đó soi chiếu với cách tiếp cận của NHNN hiện nay.

Xu hướng giám sát hệ thống tài chính của các ngân hàng trung ương tiên tiến là hướng đến một số biện pháp vĩ mô nhưng tập trung vào một số tổ chức tài chính lớn, có tính quan trọng trong hệ thống, mà chỉ một trong số đó đổ vỡ thì mới có thể gây ra phản ứng dây chuyền (SII) chứ không dàn trải.

Ảnh minh họa: Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Những thay đổi của các ngân hàng trung ương trên thế giới

Ngân hàng trung ương truyền thống có hai nhiệm vụ chính: điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và đảm bảo an toàn/ổn định cho hệ thống tài chính.

Mặc dù sách giáo khoa kinh tế thường nói chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua việc thay đổi (tốc độ) cung tiền cho nền kinh tế, trên thực tế hầu hết ngân hàng trung ương đều sử dụng công cụ lãi suất (và tỷ giá) bằng cách bơm/rút thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng (qua thị trường mở - OMO) hay các mệnh lệnh hành chính ấn định trần/sàn của lãi suất/tỷ giá hoặc tăng trưởng tín dụng. Nới lỏng định lượng (QE) là một công cụ mới được Nhật Bản sử dụng hơn chục năm nay và nhiều nước phát triển đã học tập sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 vừa rồi.

Đối với nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính, các ngân hàng trung ương có hai công cụ truyền thống. Thứ nhất là thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng cho các tổ chức tài chính. Trước đây chủ yếu thông qua cho vay tái chiết khấu (discount window/refinancing loans), sau cuộc khủng hoảng vừa rồi một số công cụ mới xuất hiện xoay quanh nguyên tắc hoán đổi một loại tài sản có nào đó của ngân hàng lấy thanh khoản (asset swaps).

Công cụ thứ hai quan trọng hơn và ngày càng được mở rộng là hoạt động giám sát tính cẩn trọng (prudential supervision) của hệ thống ngân hàng. Đã có nhiều nỗ lực quốc tế nhằm thống nhất và chuẩn hóa các quy định giám sát này, cụ thể là các nguyên tắc an toàn vốn do Basel Committee đưa ra và được các tổ chức quốc tế như BIS, IMF, OECD khuyến cáo/yêu cầu các quốc gia áp dụng. Nhiều thước đo an toàn khác như tỷ lệ dự trữ tối thiểu (RRR), tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, tỷ lệ cổ phiếu sở hữu chéo... cũng nằm trong nhóm công cụ thứ hai này.

Hướng đi của NHNN Việt Nam qua Thông tư 06

Thay vì coi tín dụng bất động sản là một rủi ro lớn nên phải áp hệ số rủi ro lên đến 200%, NHNN cần xác định đâu là những điểm yếu trong toàn hệ thống và có biện pháp xử lý chúng.

Hiện tại NHNN đang hướng tới việc áp dụng chuẩn Basel II cho hệ thống ngân hàng Việt Nam mà một trong những nguyên tắc chính là giám sát tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) dựa trên mức độ rủi ro của các loại tài sản có của các ngân hàng. Thông tư 06 của NHNN ngày 27-5-2016 vừa rồi (sửa Thông tư 36 theo hướng tăng hệ số rủi ro cho các khoản cho vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%), thoạt nhìn cũng liên quan đến công cụ thứ hai của NHNN trong khuôn khổ Basel II, nhưng về bản chất không phải vậy.

Thực chất tăng hệ số rủi ro của bất kỳ một tài sản có nào lên trên 100% là không cần thiết cho mục tiêu an toàn mà là một hình thức can thiệp vào cấu thành bản cân đối tài sản của các ngân hàng, dù gián tiếp có ảnh hưởng đến mức độ an toàn hệ thống nhưng hiện tại được liệt kê vào một nhóm công cụ thứ ba mà tôi sẽ bàn thêm bên dưới.

Khuyến cáo của BIS cho các nước sử dụng hệ số rủi ro cho vay nhà ở khi tính CAR khoảng 35%, thậm chí một số phân tích gần đây còn gợi ý có thể giảm xuống 25%. Ngay cả ở Úc, nơi hầu hết các nhà kinh tế cho rằng giá bất động sản bị bong bóng nhiều năm nay và có khả năng sụp đổ, cơ quan giám sát tài chính (APRA) cũng chỉ khuyến cáo các ngân hàng sử dụng hệ số 35% và không bắt buộc. Đối với bất động sản thương mại hoặc các khoản cho vay liên quan đến các dự án bất động sản có rất ít hoặc không có thế chấp, hệ số rủi ro có thể từ 75-100%.

Đọc tiếp tại đây....

TS. Lê Hồng Giang

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Xử lý nợ xấu: cứ đi, rồi sẽ đến (22/06/2016)

>   Các ngân hàng đang “chơi đẹp” hơn với nợ xấu (22/06/2016)

>   Giá vàng tiếp tục lao dốc mạnh xuống dưới 34 triệu đồng/lượng (22/06/2016)

>   Yêu cầu VDB tập trung tái cơ cấu và xử lý nợ xấu (21/06/2016)

>   Giá vàng và tỷ giá trung tâm đều giảm (21/06/2016)

>   Tâm lý thị trường đã được giải toả, tỷ giá USD/VNĐ ổn định (21/06/2016)

>   Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp (20/06/2016)

>   NCB là Ngân hàng tư vấn tài chính và môi trường làm việc tốt nhất (20/06/2016)

>   NHNN sẽ tiếp nhận đại diện chủ sở hữu phần vốn của PVN tại PVcomBank? (20/06/2016)

>   Giá vàng đầu tuần lại quay đầu giảm hơn 200,000 đồng/lượng (20/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật