Chủ Nhật, 05/06/2016 11:36

Giảm sở hữu chéo - “lỗi hẹn” với Thông tư 36

Thời gian để thực hiện hai điều khoản nhằm giảm sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng theo quy định của Thông tư 36 đã quá hạn hơn ba tháng nhưng thực trạng sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng hiện vẫn còn rất phức tạp.

Giao dịch tại Agribank. Đây là một trong bốn ngân hàng lớn có sở hữu nhà nước chiếm đa số (gồm Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank) đang có hoạt động đầu tư tại nhiều ngân hàng nhỏ. Ảnh: UYÊN VIỄN

Thời điểm chấm dứt sở hữu chéo đã bị vi phạm

Một trong những nội dung quan trọng của Thông tư 36 được ban hành cách đây hơn một năm là nhằm giảm sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng. Theo đó, Thông tư 36 quy định: một ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá hai tổ chức tín dụng (TCTD) khác (trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó) đồng thời lượng cổ phần được nắm giữ tối đa này phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD đó (trừ trường hợp TCTD là công ty con của ngân hàng hoặc NHTM tham gia tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước - NHNN).

Theo lộ trình, các NHTM đang sở hữu cổ phần tại hơn hai tổ chức tín dụng khác hoặc nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của các TCTD đó phải tính đến việc thoái vốn trong vòng một năm kể từ khi Thông tư 36 có hiệu lực (ngày 1-2-2015). Tuy vậy, tính đến nay đã quá thời hạn trên ba tháng nhưng ma trận sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng vẫn còn rất phức tạp.

Bốn ngân hàng lớn có sở hữu nhà nước chiếm đa số là Agribank, BIDV (BID), VietinBank (CTG), Vietcombank (VCB) đều đang có hoạt động đầu tư tại nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ khác. Cụ thể, Agribank sở hữu vốn trực tiếp tại Liên Việt Post Bank (LPB), Trust Bank và thông qua công ty con là Chứng khoán Agribank sở hữu cổ phần tại HDBank, HDBank lại sở hữu cổ phần tại ABBank. BIDV hiện đang sở hữu 65% vốn tại ngân hàng liên doanh Lào - Việt, sở hữu 50% tại ngân hàng liên doanh Việt - Nga, và 50% tại VID/Public Bank. VietinBank bên cạnh việc sở hữu 50% Ngân hàng liên doanh Indovina cũng đang sở hữu 10,39% cổ phần SaigonBank.

Trong khi đó, Vietcombank hiện là ngân hàng nắm vốn tại các TCTD khác nhiều nhất khi sở hữu cổ phần tại bốn ngân hàng và một công ty tài chính bao gồm: 7,16% vốn tại MBB; 8,2% vốn tại EIB; 5,07% vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB); 4,3% vốn tại SaigonBank và 10,91% vốn tại Công ty Tài chính Xi măng.

Kể từ đầu năm 2016 đến nay, thương vụ chuyển nhượng cổ phiếu ngân hàng nhằm giảm sở hữu chéo được đánh giá thành công nhất thuộc về Maritime Bank (MSB) khi bán thành công 64,2 triệu cổ phiếu MBB (tương đương 4% vốn điều lệ của ngân hàng này) cho nhóm nhà đầu tư nước ngoài thuộc quỹ Dragon Capital vào ngày 19-2-2016. Nhờ thương vụ này, Maritime Bank thu về gần 1.000 tỉ đồng, đồng thời giảm tỷ lệ nắm giữ MBB xuống mức 4,96% (dưới quy định 5% theo Thông tư 36).

... đọc tiếp tại đây

tbktsg

Các tin tức khác

>   Có một dòng “lãi suất bèo” đang chảy (05/06/2016)

>   VietinBank kiến nghị được không chia cổ tức và nới "room" ngân hàng (04/06/2016)

>   Góp ý dự thảo Nghị định về tín dụng đầu tư của Nhà nước (04/06/2016)

>   ACB được chấp thuận chào bán 2,000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng (03/06/2016)

>   Sau Thông tư 06, đã có nhà băng giảm lãi suất huy động dài hạn (03/06/2016)

>   Đường Biên Hòa phát hành trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng cho ngân hàng OCB (03/06/2016)

>   Chia cổ tức ngân hàng lên Thủ tướng Chính phủ (03/06/2016)

>   Vàng thế giới thấp hơn thương hiệu SJC gần 600.000 đồng mỗi lượng (03/06/2016)

>   “Sẽ lắng nghe ý kiến hai chiều về lập Sở giao dịch vàng” (03/06/2016)

>   Trả góp không lãi suất với thẻ tín dụng Eximbank (03/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật