Thứ Sáu, 03/06/2016 09:31

Chia cổ tức ngân hàng lên Thủ tướng Chính phủ

Việc chia cổ tức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - BIDV (BID) và Ngân hàng TMCP Công thương - VietinBank (CTG) đã lên đến Thủ tướng Chính phủ.

Thị trường bất động sản đang đánh dấu những bước chuyển mình rõ rệt khi lấy lại được đà tăng trưởng nhanh sau một giai đoạn chìm trong khủng hoảng. Ảnh: Mạnh Tùng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sau khi nhận được văn bản của Bộ Tài chính gửi Thống đốc NHNN, đề nghị cơ quan này “chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng trên vào ngân sách nhà nước”, NHNN sẽ có văn bản xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Nếu Thủ tướng chỉ thị NHNN thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính, thì NHNN sẽ chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng yêu cầu cả hai lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt.  

Văn bản đề ngày 19-5-2016 của Bộ Tài chính đã viện dẫn hàng loạt luật và nghị định để nhấn mạnh “Tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến NHNN và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông”.

* Vì sao Bộ Tài chính “đòi tiền” hai ngân hàng?

Vấn đề là ở chỗ cả BIDV và VietinBank đã tiến hành cuộc họp đại hội đồng cổ đông từ tháng 4-2016, và đại hội đồng cổ đông đã biểu quyết VietinBank không chia cổ tức cho năm 2015, còn BIDV biểu quyết chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 8,5%. Theo Luật Doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông là người có quyền quyết định cao nhất đối với mọi quyết sách của doanh nghiệp.

Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hay không chia của BIDV và VietinBank có lý do của nó và việc này đã được NHNN chấp thuận. Cả hai đang phải bổ sung nguồn vốn tự có nhằm đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định pháp luật, đồng thời chuẩn bị cho việc áp dụng các tiêu chí theo thông lệ quốc tế của Basel II, theo đó hệ số an toàn vốn còn cao hơn. Vốn tự có thường được bổ sung bằng hai nguồn: lợi nhuận để lại hoặc cổ đông nộp thêm tiền, tức phát hành thêm cổ phiếu. Nếu BIDV hay VietinBank phát hành cổ phiếu, cổ đông nhà nước phải đóng tiền mua, tức ngân sách phải bỏ tiền ra. Điều này xem ra không khả thi trong hoàn cảnh hiện tại, nên BIDV và VietinBank mới chọn cách dùng lợi nhuận còn lại để bổ sung vốn tự có.

Lý do sâu xa đằng sau tất cả những sự việc trên có lẽ nằm ở chỗ cơ quan hành thu đang phải tìm mọi nguồn thu có thể để đảm bảo thu ngân sách theo đúng chỉ tiêu đề ra. Trước đây, NHNN nộp cho ngân sách khoảng mười mấy ngàn tỉ đồng/năm. Tuy nhiên trong 2-3 năm trở lại đây, việc nộp ngân sách của NHNN ít đi, thậm chí có năm số nộp còn âm. Năm ngoái nhờ việc chia cổ tức của BIDV mà cổ đông nhà nước nhận được gần 3.000 tỉ đồng, còn số tiền cổ đông nhà nước nhận được từ VietinBank khoảng 2.400 tỉ đồng. Số cổ tức này của hai ngân hàng đã bù đắp phần nào cho số nộp ngân sách của NHNN.

Một trong những lý do khiến số nộp ngân sách của NHNN có năm không đạt chỉ tiêu là do cơ quan điều hành chính sách tiền tệ phải phát hành tín phiếu ngân hàng, điều tiết tiền đưa ra lưu thông, hút tiền về để cân bằng thanh khoản thị trường.

Mua được càng nhiều ngoại tệ để gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối, thì NHNN càng phải hút nhiều tiền đồng về qua kênh tín phiếu ngân hàng và phát hành tín phiếu dù ngắn hạn vẫn phải trả lãi. Trong năm tháng đầu năm nay theo Trung tâm Nghiên cứu của BIDV, NHNN đã mua vào 7 tỉ đô la Mỹ, tức đã bơm ra thị trường 156.100 tỉ đồng (giá mua của NHNN ổn định ở mức 22.300 đồng/đô la Mỹ). Nếu số tiền trên không được hút về qua kênh tín phiếu, hẳn thị trường đã ngập trong thanh khoản. Ngay cả khi lãi suất tín phiếu ở mức 3-4%/năm, chi phí để hút tiền về cũng đến hàng ngàn tỉ đồng.

Nay với quyết định không chia cổ tức của VietinBank, và chia cổ tức bằng cổ phiếu của BIDV, số thu của ngân sách từ NHNN năm 2016 có lẽ sẽ gặp khó khăn. Và việc Bộ Tài chính lên tiếng đã diễn ra.

Thực tế, ngoài nhu cầu cấp bách tăng vốn tự có, Bộ Tài chính nên chăng nhìn thấu một vấn đề khác. Đó là việc khoan sức doanh nghiệp, ngân hàng để góp phần tháo gỡ nợ xấu. Giới ngân hàng nói thẳng trong trường hợp từ nay trở đi phải chia cổ tức bằng tiền hàng năm, họ sẽ tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để có nguồn xử lý dứt điểm nợ xấu.

Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2015 của các ngân hàng, tổng nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) phải trích lập dự phòng rủi ro 100%, lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng. Tổng số dư trích lập dự phòng hiện nay của ngân hàng nói chung vẫn chưa đủ để xử lý nợ xấu. Chưa kể một số ngân hàng được phép trích lập cho trái phiếu đặc biệt của VAMC ở mức thấp hơn 20% (quy định tối thiểu là 20%/năm). Một khi trích lập dự phòng đầy đủ các khoản, hẳn lợi nhuận ngân hàng chỉ còn rất thấp hoặc không còn, lấy gì chia cổ tức? 

Hải Lý

tbktsg

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới thấp hơn thương hiệu SJC gần 600.000 đồng mỗi lượng (03/06/2016)

>   “Sẽ lắng nghe ý kiến hai chiều về lập Sở giao dịch vàng” (03/06/2016)

>   Trả góp không lãi suất với thẻ tín dụng Eximbank (03/06/2016)

>   Vì sao Bộ Tài chính “đòi tiền” hai ngân hàng? (02/06/2016)

>   Cùng thẻ Eximbank-Visa hòa nhịp Thế Vận Hội Rio 2016 tại Brazil (02/06/2016)

>   MaritimeBank sẽ mua lại tối đa 17.5 triệu cp làm cổ phiếu quỹ (02/06/2016)

>   NHNN sẽ đồng bộ các biện pháp để ổn định tỷ giá (02/06/2016)

>   “Góc khuất” mới của nợ xấu (02/06/2016)

>   Biến động tỷ giá nhất thời? (02/06/2016)

>   Phó Tổng BIDV làm Chủ tịch VDB (01/06/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật