Thứ Tư, 25/05/2016 11:33

Singapore đóng cửa ngân hàng Thụy Sỹ vì nghi vấn rửa tiền

Singapore đã buộc ngân hàng tư nhân BSI của Thụy Sỹ đóng cửa chi nhánh tại quốc gia này, trong khi Thụy Sỹ bắt đầu quá trình điều tra tội phạm chống lại ngân hàng này liên quan tới nghi vấn rửa tiền cho của một quỹ thuộc Chính phủ Malaysia.

* Thêm nhiều ngân hàng Thụy Sỹ sẽ bị Bộ Tư pháp Mỹ “sờ gáy

 * Tài khoản trốn thuế tại ngân hàng Thụy Sỹ hết… bí mật

Tòa tháp Tower One thuộc Suntec City (bên trái), nơi ngân hàng Thụy Sỹ BSI đặt trụ sở chi nhánh tại Singapore (ảnh Bloomberg)

Cục Tiền tệ Singapore (MAS) hôm nay cho biết đã rút giấy phép hoạt động của BSI tại Singapore vì đã vi phạm nghiêm trọng các quy định chống rửa tiền. Đây là lần đầu tiên trong 32 năm qua một hành động như vậy được áp dụng lên một ngân hàng ở Singapore.

Trong một thông báo nhấn mạnh về những rủi ro không thể chấp nhận được, nhưng sai phạm về pháp lý và những hành vi sai trái của một số nhân viên của BSI, MAS nhấn mạnh rằng cơ quan này cũng đang rà soát lại các giao dịch của những ngân hàng khác ở Singapore.

Ngân hàng trung ương của Singapore cũng chuyển 5 lãnh đạo cấp cao của ngân hàng BSI cho các công tố viên để có thể cáo buộc phạm tôi, bao gồm cả Hanspeter Brunner – người từng là CEO của BSI ở Châu Á, và một lãnh đạo cấp cao đã bị đình chỉ khác.

“Ngân hàng BSI là trường hợp tồi tệ nhất về sai phạm pháp lý và những hành vi sai trái mà chúng tôi từng chứng kiến trong lĩnh vực tài chính ở Singapore,” Ravi Menon, giám đốc điều hành của MAS, nói.

Trong thông báo của mình, MAS không nêu rõ tên quỹ 1Malaysia Development Bhd (1MDB) của Malaysia. Nhưng Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ, hay còn gọi là Finma, cho biết tại Zurich rằng BSI đã vi phạm nghiêm trọng các quy định rửa tiền thông qua các mối quan hệ kinh doanh và giao dịch có liên quan tới những vụ bê bối tham nhũng xung quanh quỹ của Malaysia.

Quỹ này, được thành lập bởi Thủ tướng Malaysia Najib Razak từ năm 2009 ngay sau khi ông nhận chức, đang bị điều tra vì hoạt động rửa tiền tại ít nhất sáu quốc gia.

Một ủy ban quốc hội Malaysia trong tháng Tư đã xác định ít nhất 4,2 tỷ USD đã được giao dịch trái phép bởi 1MDB. Ủy ban này cũng đề nghị ban cố vấn của quỹ, do ông Najib làm chủ tịch, phải giải thể. Cả 1MDB và ông Najib đã phủ nhận làm sai điều gì.

Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Malaysia hồi tháng Một đã tuyên bố ông Najib không vi phạm pháp luật hoặc tham nhũng, và cho biết rằng số tiệp 681 triệu USD được gửi vào tài khoản cá nhân của ông là một món quà từ gia đình hoàng gia Ả rập Xê út.

Tại Thụy Sỹ, BSI đang đối mặt với điều tra tội phạm từ Văn phòng của Bộ trưởng Tư pháp, trong khi cơ quan giám sát thị trường tài chính Finma yêu cầu trao trả hầu hết 100 triệu USD lợi nhuận.

Bảo Trâm

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   NHTW Trung Quốc cố định Nhân dân tệ tại mức thấp nhất từ năm 2011 (25/05/2016)

>   Eurozone phê chuẩn khoản cứu trợ 10,3 tỷ EUR cho Hy Lạp (25/05/2016)

>   Văn phòng Google tại Pháp bị khám xét để điều tra trốn thuế (25/05/2016)

>   Vàng trượt dốc liền 5 phiên xuống thấp nhất kể từ cuối tháng 4/2016 (25/05/2016)

>   Dầu đảo chiều sau 4 phiên rớt giá liên tiếp (25/05/2016)

>   Ngân hàng đầu tư toàn cầu chứng kiến quý 1 tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính (24/05/2016)

>   Ryanair châm ngòi cho “cuộc chiến” giá vé máy bay tại châu Âu (24/05/2016)

>   Kinh tế Thái Lan đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm (24/05/2016)

>   Sẽ xuất hiện làn sóng mất việc trong ngành ngân hàng vì trí thông minh nhân tạo? (24/05/2016)

>   Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều thách thức lớn (24/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật