Thứ Ba, 24/05/2016 19:59

Ngân hàng đầu tư toàn cầu chứng kiến quý 1 tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính

Doanh thu quý 1/2016 của 12 ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu khởi đầu chậm chạp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, do sự bất ổn của nền kinh tế và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, kết quả một cuộc khảo sát công bố trong ngày thứ Ba cho thấy.

 

Theo đó, các ngân hàng đầu tư đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đà giảm sâu của giá dầu, mức lãi suất gần 0% và mối lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc. Tất cả những yếu tố này đã châm ngòi cho làn sóng bất ổn trên các thị trường tài chính ngay từ đầu năm, vốn là giai đoạn hấp dẫn nhất khi nhà đầu tư rót tiền vào các kênh tài sản.

Số liệu từ hãng phân tích ngân hàng Coalition cho biết bộ phận giao dịch các tài sản cố định, tiền tệ và hàng hóa (FICC), vốn có mối liên hệ đặc biệt chặt chẽ với các điều kiện kinh tế, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 17.8 tỷ USD.

Kể từ năm 2011 đến nay, doanh thu tại bộ phận FICC đã giảm 49%. Cùng kỳ, doanh thu từ hai bộ phận tín dụng và chứng khoán đã chứng kiến đà giảm sâu lần lượt 62% và 74%.

Được biết, 12 ngân hàng tham gia cuộc khảo sát của Coalition gồm có: Bank of America Merrill Lynch, Barclays, BNP Paribas, Citigroup, Credit Suisse, Deutsche Bank, Goldman Sachs, HSBC, JPMorgan, Morgan Stanley, Societe Generale và UBS.

Đà suy giảm diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng phải tuân thủ các quy định mới buộc họ nắm giữ thêm vốn, cắt giảm đầu tư vào các tài sản rủi ro và thu hẹp các hoạt động kiến tạo thị trường. Và tất cả các yếu tố này đã gây sức ép lên thanh khoản trên các thị trường vốn.

Các bộ phận khác cũng đạt được kết quả không mấy khả quan hơn. Bộ phận kinh doanh nguồn vốn của các ngân hàng, một điểm sáng trong năm ngoái, đã chứng kiến doanh thu quý 1 sụt giảm 20% so cùng kỳ năm ngoái xuống còn 11.7 tỷ USD khi nhà đầu tư cắt giảm khẩu vị rủi ro. Kể từ năm 2011 đến nay, doanh thu của bộ phận này đã giảm bình quân 11%.

Bộ phận ngân hàng đầu tư (IBD), vốn tư vấn cho các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) cũng như bảo lãnh cổ phiếu và nợ, đã chứng kiến đà sụt giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 7.8 tỷ USD.

Ngoài ra, bộ phận thị trường vốn cổ phần (ECM) cũng lao dốc 58% so cùng kỳ 2015 xuống 1.1 tỷ USD do sự thiếu vắng của hoạt động niêm yết mới trong bối cảnh thị trường biến động. Kể từ năm 2011 đến nay, doanh thu từ ECM đã giảm 59%. Cùng kỳ, doanh thu từ bộ phận IBD giảm bình quân 23% so với thời điểm 2011./.

Các tin tức khác

>   Ryanair châm ngòi cho “cuộc chiến” giá vé máy bay tại châu Âu (24/05/2016)

>   Kinh tế Thái Lan đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm (24/05/2016)

>   Sẽ xuất hiện làn sóng mất việc trong ngành ngân hàng vì trí thông minh nhân tạo? (24/05/2016)

>   Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều thách thức lớn (24/05/2016)

>   Thụy Sỹ sắp bỏ phiếu về tặng 2,500 USD/tháng cho người dân (24/05/2016)

>   Vàng sụt liền 4 phiên trước cảnh báo của Fed (24/05/2016)

>   Dầu xuống đáy 1 tuần trước tình trạng dư cung kéo dài trên toàn cầu (24/05/2016)

>   Kịch bản "Brexit" có thể đẩy kinh tế Anh vào suy thoái lâu dài (23/05/2016)

>   Cuộc đối đầu Mỹ-Nhật về tỷ giá (23/05/2016)

>   Brazil: Tương lai bất định (23/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật