Thứ Năm, 26/05/2016 22:21

Sắp tăng thuế nhập khẩu ô tô đầu kéo đã qua sử dụng tới 30%

Bộ Tài chính dự kiến sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với xe ô tô đầu kéo đã qua sử dụng lên 30%, đồng thời giảm thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng lắp ráp, sản xuất xe ô tô đầu kéo và sơ mi rơ-moóc xuống 0%.

Trước đó, Bộ Tài chính cho biết đã nhận được kiến nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với chủng loại xe đầu kéo nhập khẩu nguyên chiếc, xe đầu kéo đã qua sử dụng nhập khẩu nguyên chiếc và xe sơ mi rơ-moóc nhập khẩu nguyên chiếc của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI).Theo VAMI cho rằng, thuế nhập khẩu xe đầu kéo nguyên chiếc (nhập CBU), xe sơ mi rơ-moóc hiện hành còn rất thấp so với nhập linh kiện (nhập CKD), dẫn đến việc cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp kinh doanh nhập nguyên chiếc và doanh nghiệp kinh doanh nhập linh kiện lắp ráp.

VAMI đặt vấn đề với Bộ Tài chính, việc điều chỉnh thuế là để tránh thất thu nguồn thuế cho nhà nước, tạo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh ô tô trong nước, đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô tải tại Việt Nam, thực hiện nghiêm túc quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, VAMI kiến nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu nhập nguyên chiếc lên 20%; điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu linh kiện xe đầu kéo về mức 0%; điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với xe đầu kéo đã qua sử dụng lên 50%; tăng thuế nhập khẩu đối với xe sơ mi rơ-moóc nhập khẩu nguyên chiếc lên 50%. Nêu quan điểm tại văn bản xin ý kiến bộ, ngành, hiệp hội DN, Bộ Tài chính cho biết, kiến nghị của VAMI về tăng thuế nhập khẩu xe đầu kéo nguyên chiếc từ 5% lên 20% và xe sơ mi rơ-moóc từ 20% lên 50% là không phù hợp với cam kết WTO.

Lý do là thuế nhập khẩu MFN hiện được quy định đối với mặt hàng xe đầu kéo nguyên chiếc, mã hàng 8716.39.99 hiện là 5%, bằng cam kết WTO; đối với mặt hàng xe sơ mi rơ-moóc, mã hàng 8716.39.99 là 20%, cũng bằng cam kết WTO.

Về kiến nghị tăng thuế nhập khẩu đối với xe ô tô đầu kéo đã qua sử dụng lên 50%, Bộ Tài chính cho biết, theo cam kết WTO thì không cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô đầu kéo đã qua sử dụng. Vì vậy việc điều chỉnh tăng thuế suất lên mức 50% là không vi phạm cam kết, tuy nhiên mức tăng phải phù hợp với khung thuế suất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quy định.

Căn cứ quy định khung thuế suất do UBTVQH quy định đối với nhóm 8701 là 0-30%, có thể tăng mức thuế suất của mặt hàng xe ô tô đầu kéo đã qua sử dụng từ 5% lên 30%, bằng với mức trần của khung thuế suất nhằm hạn chế nhập khẩu xe đã qua sử dụng, kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.

Do mặt hàng ô tô đầu kéo nguyên chiếc thuộc các mã hàng 8701.20.90, 8701.90.90 (không chỉ riêng mã hàng 8701.90.90 như VAMI kiến nghị) nên Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế đối với cả 2 mã hàng này nhằm đảm bảo điều chỉnh chính sách đồng bộ.

Đối với kiến nghị giảm thuế nhập khẩu linh kiện xe đầu kéo về mức 0% của VAMI, Bộ Tài chính cho biết, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hiện nay lượng xe ô tô đầu kéo và sơ mi rơ-moóc nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc (75% đối với ô tô đầu kéo và 94% đối với sơ mi rơ-moóc).

Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường trong nước cao có thể một phần do thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ACFTA đối với các chủng loại xe này là 0%. Trong khi đó, thuế suất MFN đối với ô tô đầu kéo là 5%; sơ mi rơ-moóc (gồm cả sơ mi rơ-moóc loại nhà lưu động, dùng là nhà ở hoặc cắm trại, sơ mi rơ-moóc loại tự bốc hoặc dỡ hàng dùng trong nông nghiệp, sơ mi rơ-moóc gắn xi téc) là 5% và 20%.

Theo tính toán của VAMI, chi phí thuế nhập khẩu chiếm 7,5%, theo đó chênh lệch giữa thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU) và thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng rời (CKD) là từ 2,5% - 7,5% đối với xe đầu kéo và từ 12,5% - 20% đối với xe sơ mi rơ-moóc, do vậy xe sản xuất lắp ráp trong nước không thể cạnh tranh được với xe nguyên chiếc nhập khẩu.

Vì vậy theo Bộ Tài chính, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước, kiến nghị giảm linh kiện, phụ tùng lắp ráp, sản xuất xe ô tô đầu kéo và sơ mi rơ-moóc xuống 0% nên được xem xét.

Thông Chí

lao động

Các tin tức khác

>   DN phụ tùng ô tô Đài Loan tăng cường vào VN (26/05/2016)

>   Thời cơ hợp tác, đầu tư, kinh doanh Việt-Nhật thuận lợi nhất (26/05/2016)

>   Sản lượng cá tra Đồng bằng sông Cửu Long giảm 7% so với cùng kỳ (26/05/2016)

>   Ngành thuế để ý doanh nghiệp vận tải (26/05/2016)

>   ADB tiếp tục một số chương trình hỗ trợ tại Việt Nam (26/05/2016)

>   Thương vụ VietJet-Boeing, “đòn đau” với Airbus? (26/05/2016)

>   Khuyến khích doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển KHCN (26/05/2016)

>   Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết bác bỏ giám sát cá da trơn (26/05/2016)

>   Nhà đầu tư Nhật Bản không thể bỏ qua VN (26/05/2016)

>   16 “sứ quân” ví điện tử: Cờ sẽ về tay ai? (26/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật