Thứ Ba, 10/05/2016 08:04

Phúc thẩm vụ Agribank CN 6 bị thiệt hại 966 tỉ đồng

Ngày 9-5, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm vụ gây thiệt hại hơn 966 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - Chi nhánh 6 (Agribank CN 6). Đây là một trong tám đại án được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng lưu tâm.

Theo đó, có sáu bị cáo cùng nguyên đơn dân sự kháng cáo xin xem xét lại bản án sơ thẩm.

Trước đó, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Dương Thanh Cường (nguyên tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Bình Phát) án chung thân về hai tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Thái Cường (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tấn Phát) tám năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Lê Sơn Hùng (nguyên phó giám đốc  Công ty TNHH SX-XD-TM Thanh Phát) chín năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Phạm Hoàng Thọ (nguyên phó giám đốc Công ty TNHH SX-XD-TM Thanh Phát) được tòa chuyển tội danh từ lừa đảo sang che giấu tội phạm - bị tuyên phạt bốn năm tù.

Bị cáo Lê Thành Công (nguyên tổng giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương) 25 năm tù về hai tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị cáo Đỗ Trọng Nhân (nguyên giám đốc Công ty TNHH Siêu mẫu Việt) tám năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đối với nhóm lãnh đạo, cán bộ Agribank CN 6, Hồ Đăng Trung (nguyên giám đốc Agribank CN 6) 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bốn thuộc cấp bị phạt từ chín năm tù đến 19 năm tù về cùng tội danh.

Theo hồ sơ, Cường (nguyên tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Bình Phát) đã lập ra nhiều công ty để lừa đảo chiếm đoạt của Agribank CN 6 hai lần. Lần đầu là Cường chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ, thế chấp dự án số 10 Âu Cơ để vay số tiền 170 tỉ đồng. Lần thứ hai là cuối năm 2007, Cường thực hiện dự án đầu tư xây dựng cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM), lập hồ sơ vay 700 tỉ đồng, tài sản thế chấp hoàn toàn bằng tài sản hình thành từ vốn vay là 23 giấy đỏ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.

Từ 4-12-2007 đến 19-9-2008, Agribank CN 6 đã giải ngân cho công ty Cường vay 628 tỉ đồng. Sau khi thế chấp vay của Agribank CN 6, Cường mượn lại các giấy đỏ của tài sản thế chấp rồi mang đến Ngân hàng Phương Nam vay mượn tiếp. Một số nhân viên, cán bộ của Agribank CN 6 dù biết rõ công ty của Cường mới thành lập và không có khả năng tài chính, giấy tờ thế chấp liên quan đến các dự án nhưng vẫn lập hồ sơ cho vay.

Đáng chú ý là ngay sau khi tuyên án, TAND TP.HCM công bố quyết định khởi tố vụ án lạm quyền tại Agribank Việt Nam theo Điều 282 BLHS và gửi tới VKSND Tối cao. Bởi lẽ việc nâng quyền phán quyết cho vay không thẩm định, không có quy trình kiểm soát gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng có dấu hiệu lạm dụng vốn vay đặc biệt lớn của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc tự ý quy định ban hành nâng quyền không tuân thủ theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Dự kiến phiên xử sẽ kéo dài đến ngày 11-5.

HOÀNG YẾN

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Lãi suất cậy nhờ kỹ thuật (09/05/2016)

>   SCB: Chi phí lãi tăng mạnh, thu nhập lãi thuần giảm 84% cùng kỳ (09/05/2016)

>   VIB: Lãi ròng quý 1 giảm gần 7% cùng kỳ (09/05/2016)

>   VietABank: Miễn nhiệm chức danh TGĐ của bà Phương Thanh Nhung (09/05/2016)

>   TPBank: Dự phòng rủi ro tăng đột biến, lãi ròng quý 1 giảm hơn 30% (09/05/2016)

>   Thế khó! (09/05/2016)

>   Nhà băng lách trần lãi USD: “Phép thử” chờ Ngân hàng Nhà nước (09/05/2016)

>   Nhân sự ngân hàng ghi ở hành lang (08/05/2016)

>   Ngành tài chính chịu sức ép lớn (07/05/2016)

>   Ví FPT ra mắt dịch vụ trung gian thanh toán (07/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật