Thứ Hai, 30/05/2016 20:11

Chuyển động cổ phiếu tuần 23-27/05:

Nóng GTN và ATA từ câu chuyện nới room

GTN đã vượt mặt các ông lớn trong tuần qua (23-27/05) để trở thành cổ phiếu có thanh khoản tăng trưởng vượt bậc. Bên cạnh đó, nhiều mã đầu cơ khác như KSH, PVL, PTL hay ACM cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía nhà đầu tư.

Thị trường vừa trải qua 1 tuần giao dịch kém tích cực khi rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ tâm lý 610 điểm. Áp lực chốt lời diễn ra khá mạnh tại nhiều cổ phiếu thuộc nhóm bluechips khiến VN-Index kết thúc tuần giảm 1.09% đứng tại 608.11 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 0.42%, dừng ở 81.39 điểm.Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh so với tuần trước với khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 90.1 triệu đơn vị/phiên giảm gần 14% trong khi sàn HNX đạt hơn 35.3 triệu cổ phiếu/phiên giảm 15%.

Tuần qua, không chỉ nhóm cổ phiếu Mid Cap mà dòng cổ phiếu nhỏ mang đậm tính đầu cơ đã giao dịch khá sôi nổi như KSH, ACM, PTL, CCL, IDI, UDC, KMR… Song, điểm sáng duy nhất đến từ mã GTN khối lượng giao dịch bình quân tăng đến 930%, từ con số gần 356,000 đơn vị lên đến gần 3.7 triệu đơn vị/phiên. Bên cạnh thanh khoản tăng thì giá cổ phiếu GTN cũng tăng hơn 4% trong tuần để đóng cửa tại 17,400 đồng/cp.

Mặc dù hồi đầu tháng 5, GTN công bố kết quả kinh doanh quý 1/2016 không thực sự tốt khi lãi ròng giảm gần 60%. Tuy nhiên, bước vào tuần giao dịch 23-27/05, GTN lại nhận khá nhiều thông tin hỗ trợ như Invest Tây Đại Dương đã mua thành công 1.5 triệu cp để tỷ lệ sở hữu tại GTN nâng lên 23.27%. Quan trọng hơn là HOSE thông báo điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu GTN đang niêm yết từ 17.78% lên 100% từ ngày 23/05/2016. Chính thông tin này đã giúp cho tâm lý nhà đầu tư trở nên hưng phấn bất chấp kết quả kinh doanh sụt giảm từ quý 1 của GTN.Tuy nhiên, về phía khối ngoại thì tuần qua GTN không được mua nhiều, chỉ vỏn vẹn hơn 13,000 cp.

Cũng trong tuần, hai cổ phiếu nhóm đầu cơ khác là KSH và PVLtăng trưởng khá mạnh về dòng tiền, cùng đạt hơn 270% so với tuần trước. Trong đó, giá cổ phiếu KSH tăng mạnh hơn 11% còn PVL tăng 9%. Việc dòng tiền tăng mạnh ở hai mã này là khá bất ngờ bởi chẳng những không có thông tin gì hỗ trợ trong giai đoạn này mà kết quả kinh doanh cả PVL và KSH đều khá bết bát trong quý 1.

Ngược lại, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chính là nơi dòng tiền tìm đến khá ít và sụt giảm mạnh như GAS, PVD, PGD, MBB, CII, BVH, HAG…Không nằm trong top 20 mã có thanh khoản giảm mạnh nhất nhưng ATA (khối lượng giao dịch bình quân giảm gần 8%) có lẽ gây ấn tượng nhất cho giới đầu tư khi giá cổ phiếu tăng đến hơn 26%, lên mức 6.700 đồng/cp.Trước đó, ATA đã có liền 4 phiên tăng trần, nâng tổng số phiên tăng trần tính đến ngày 27/05 là 9 phiên liên tiếp.Tương tự như GTN, thông tin hỗ trợ mạnh cho ATA chính là việc công ty cũng sẽ thực hiện nới room lên 100% cho nhà đầu tư nước ngoài để huy động vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước. Dự kiến, trong năm nay công ty sẽ phát hành 2.4 triệu cp để trả cổ tức và dành 9.6 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược và cổ đông nước ngoài nhằm tăng vốn từ 120 tỷ đồng lên 240 tỷ đồng.

Cũng nói thêm là tại ATA vừa qua cũng đã có sự thay máu toàn bộ công ty, các cổ đông sáng lập đã thoái hết vốn.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Trên sàn HNX, PVL, ACM, DCS, PV2, VIX, KSK, APS… đều là những mã đầu cơ có dòng tiền tăng đáng kể. Song, cũng có nhiều ông lớn khác góp mặt trong danh sách này phải kể đến như VCG, AAA, PVS, PVC… Trong đó ấn tượng nhất vẫn là AAA khi thanh khoản tăng 122% cùng với giá tăng hơn 10%, đóng cửa tuần tại 24,800 đồng/cp.

Ngược lại, dòng tiền sụt giảm mạnh ở CVT, NDN, SVN, SHN, VGS và nhiều công ty chứng khoán khác như IVS, VND, KLS.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

 

Tuần qua, khối ngoại giao dịch khá tích cực trên cả hai sàn. Giá trị mua ròngtrên HOSE đạt 333 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với 59.5 tỷ đồng. Lực mua của khối ngoại phân bổ khá đều ở nhóm cổ phiếu bluechips như MBB với gần 86.3 tỷ đồng, tiếp theo là HPG với 27.8 tỷ, HSG với 23.6 tỷ đồng... và bán ròng tập trung mạnh nhất là ở VCB với 19.1 tỷ đồng, tiếp theo là HAG với 13.8 tỷ đồng, CSM với 12.7 tỷ đồng, STB với 11.1 tỷ…Trên sàn HNX, giá trị mua ròng mạnh của khối ngoại tập trung chủ yếu ở PVS với 29.8 tỷ đồng, PLC với 7.6 tỷ đồng và MAS với 4.7 tỷ đồng; ngược lại bán ròng chủ yếu ở TNG và VND với 5.1 tỷ và 1.8 tỷ đồng.

Với nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh, đáng chú ý trên sàn HOSE là ATA với 26%, PXT với 16%, PTl hơn 14%, LDG với 13%, trên sàn HNX là SPI với 39.8%. Việc  PTL và SPI tăng mạnh trong tuần khi không đón nhận thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chính phần nào nói lên dòng tiền đầu cơ đã hoạt động tích cực ở hai cổ phiếu này trong tuần qua.Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là TLH với 6%, BHS giảm gần 5% và SAM giảm 4.8%.

HOSE: 20 mã cổ phiếu tăng và giảm giá mạnh nhất 23-27/05

HNX: 20 mã cổ phiếu tăng và giảm giá mạnh nhất 23-27/05

(*) Danh sách các cổ phiếu được xét có khối lượng giao dịch trên 100,000 đơn vị.

Các tin tức khác

>   America LLC tiếp tục gom vào nhiều cổ phiếu (31/05/2016)

>   31/05: Bản tin 20 giờ qua (31/05/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 31/05 (31/05/2016)

>   Dữ liệu bán của khối ngoại được hiển thị trên bảng giá HOSE (30/05/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 30/05/2016: Duy trì trên middle của kênh giá lên (30/05/2016)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP Địa chất mỏ - TKV (30/05/2016)

>   Lựa chọn cổ phiếu cho đầu tháng 6 (30/05/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 30/05: Nhóm Bất động sản nổi sóng, VN-Index duy trì đà tăng mạnh (30/05/2016)

>   30/05: Bản tin đầu tuần (30/05/2016)

>   Chuyện hợp nhất hai sàn chứng khoán (29/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật