Thứ Hai, 30/05/2016 09:03

Nhịp đập Thị trường 30/05: Nhóm Bất động sản nổi sóng, VN-Index duy trì đà tăng mạnh

Thị trường duy trì đà tăng khá cho đến khi đóng cửa bất chấp việc một số trụ cột có giao dịch không thuận lợi như VNM (-1,000 đồng), STB (-200 đồng) hay DPM (-100 đồng) tại sàn HOSE hay PHP (-300 đồng), SHB (-100 đồng), NTP (-100 đồng) đối với sàn HNX.

VN-Index đóng cửa tăng mạnh 6.39 điểm, tức gần 1.04%, kết phiên tại 614.5, chạm đường trung bình 10 ngày (MA10), thanh khoản tăng 15.1% so với phiên cuối tuần trước khi đạt 1,859.48 tỷ đồng, KLGD xấp xỉ 111 triệu đơn vị.

HNX-Index nhích thêm 0.17%, tăng lên mức 81.53 điểm, KLGD toàn phiên ghi nhận được 51.7 triệu đơn vị, tương đương giá trị 591.65 tỷ đồng.

14h: VN-Index bật mạnh

Sau khi khá giằng co vào thời điểm cuối phiên sáng thì chỉ số VN-Index đã bật mạnh hơn 7 điểm để giao dịch trên mốc 615 điểm vào lúc 14h.

Thị trường đã bứt phá về mặt điểm số ngay khi giờ giao dịch buổi chiều bắt đầu, đáng kể có cổ phiếu VCB khi có thời điểm bật tăng đến hơn 2.65%, hiện đang đứng tại 46,5000 đồng/cp. Bất chấp việc giá dầu thô thế giới đang giảm nhẹ (49.19 USD/thùng, giảm 0.28%), các cổ phiếu nhóm dầu khí lại cho thấy tín hiệu khả quan khi GAS tăng 1,000 đồng, lên mức 57.5, PVD tăng 500, đứng tại 29.7, PVC, PVS, PXS, … cũng tăng điểm khá.

Cổ phiếu đáng chú ý trong nhóm Bất động sản là SCR cũng có mức tăng khá mạnh 3.33% sau thông tin sẽ được định giá lại trước khi chuyển sàn. Vùng giá quanh mức 9,000 đồng/cp của SCR được hình thành từ gần 2 tháng nay, nếu giá tiếp tục có sự bứt phá kèm theo thanh khoản cải thiện, rất có thể một xu hướng tích cực sẽ được hình thành tại cổ phiếu này.

Phiên sáng: Chưa có đột biến

Chưa có nhiều biến động lớn xảy ra, 2 sàn giao dịch chính vẫn giữ vị thế khả quan khi lần lượt tăng 2.71 điểm, đóng cửa phiên sáng tại 610.82 điểm đối với VN-Index và tăng nhẹ 0.1%, tạm chốt 81.47 điểm đối với HNX-Index.

Mặc dù vậy, thanh khoản tiếp tục đạt mức thấp khi sàn HOSE chỉ có giá trị 958.25 tỷ đồng, HNX đạt 282.91 tỷ đồng và UPCoM-Index chỉ đạt 33.88 tỷ, tổng cộng toàn thị trường 1,275.04 tỷ đồng.

Sau khi TT36 chính thức sửa đổi, Bất động sản được xem là nhóm cổ phiếu được hưởng lợi nhiều nhất. Thực tế cũng đang cho thấy điều này khi hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm này có mức tăng giá khá ấn tượng trong phiên giao dịch buổi sáng.

Cổ phiếu đầu ngành VIC tăng 1,000 đồng lên đứng tại giá 52,500 đồng/cp, các ông lớn khác trong ngành như SJS, TDH, SCR, IJC, KBC, KDH, hay các mã nhỏ hơn BCI, ASM, DIG, DLG, hay DRH, … cũng ghi nhận mức tăng giá đáng kể.

Tính đến thời điểm kết phiên sáng, khối ngoại đang mua ròng hơn 4.8 triệu đơn vị (chính tính giao dịch khớp lệnh), trong đó, VIC, SSI, SJS, MBB và PVD đang được mua ròng nhiều nhất.

10h30: Mở rộng đà tăng

Mặc dù có sự phân hóa nhỏ giữa các cổ phiếu trong nhóm ngân hàng (ACB, MBB, VCB tăng trong khi CTG, STB SHB giảm và BID đứng giá) tuy nhiên, ở bình diện toàn thị trường, số lượng cổ phiếu tăng giá đang ngày càng nhiều hơn ở cả 2 sàn giao dịch chính.

Hôm nay cũng là ngày đầu tiên số liệu bán của nhà đầu tư nước ngoại được hiển thị trên bảng giá sàn HOSE, điều này mang lại một tiêu chí rất quan trọng trong quyết định giao dịch của thị trường. MBB đang là cổ phiếu được khối ngoại mua mạnh nhất với hơn 1.3 triệu đơn vị. Tương tự, các cổ phiếu BHS, SJS hay VIC, PVD cũng đang được khối ngoại mua mạnh, ở chiều ngược lại, DPM, DCM, DIG và HPG đang bị bán với khối lượng bán ròng vài trăm nghìn đơn vị.

VN-Index duy trì mức tăng 0.26%, đứng tại 609.68 điểm, giá trị của 34.7 triệu đơn vị được sang tay tương đương 485.5 tỷ đồng. HNX-Index tăng nhẹ 0.11%, khối lượng giao dịch đạt mức 16 triệu đơn vị, giá trị giao dịch 191 tỷ đồng.

Mở cửa: Khởi sắc đầu phiên

VN-Index mở cửa tuần tăng nhẹ 1.87 điểm, tương đương 0.31%, khối lượng giao dịch đạt 3.43 triệu đơn vị, giá trị 41.37 tỷ đồng. HNX-Index cũng tăng 0.19%, giá trị giao dịch khá tốt với mức 25.12 tỷ đồng.

Phần lớn các cổ phiếu lớn đều đang có khởi đầu khởi sắc với các thông tin hỗ trợ từ cuối tuần trước. Trong nhóm 10 cổ phiếu lớn nhất sàn HOSE, không có cổ phiếu nào giảm và có 4 mã tăng, tương ứng tại sàn Hà Nội, ngoại trừ SHB giảm nhẹ thì ACB, PVS và VCG đang là các cổ phiếu tăng điểm, đặc biệt VCG tăng mạnh 600đ (5.66%).

Trước giờ giao dịch

VN-Index đã xác lập tuần giảm mạnh đầu tiên sau 7 tuần tăng điểm liên tiếp khi kết thúc giảm 6.7 điểm so với tuần trước, tương ứng mất 1.1%, về đứng tại 608.11 điểm. Trong đó, mẫu hình nến Bearish Engulfing đã hình thành ở đồ thị tuần cho thấy xu hướng giảm đang dần hình thành nhất là khi chỉ số không vượt qua được vùng cản mạnh 630 điểm.

Mặc dù phiên giao dịch cuối tuần qua, VN-Index có một nến hồi phục với thân nến xanh dài thể hiện chuyển biến khá tích cực khi chạm hỗ trợ MA25 ngày. Tuy nhiên khối lượng giao dịch trung bình cả tuần lại sụt giảm mạnh 18.08% khi chỉ đạt 2,583.94 tỷ đồng/phiên, do đó khả năng đây cũng chỉ là một nhịp hồi kỹ thuật.

Tín hiệu lạc quan này có thể sẽ tiếp tục giúp VN-Index có thêm một vài phiên phục hồi vào đầu tuần tới có thể kiểm nghiệm lại kháng cự 610-615 điểm nhưng nếu thanh khoản không được cải thiện thì khả năng chỉ số này vẫn sẽ quay lại retest các vùng hỗ trợ mạnh hơn tại 580-600 điểm.

Một thông tin quan trọng được ra vào cuối tuần đó là Ngân hàng Nhà nước chính thức sửa đổi Thông tư 36 khi chính thức ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN. Trong đó, điểm cốt yếu sửa đổi lớn nhất được đề cập là i) Hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS tăng từ 150% lên 200% thay vì 250% như dự kiến và được áp lộ trình thực hiện từ 1/1/2017; ii) Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giữ nguyên 60% đến hết năm 31/12/2016 rồi giảm dần xuống 50% từ 1/1/2017, và từ 1/1/2018 sẽ xuống 40%.

Điều này chứng tỏ Ngân hàng Nhà nước đã giãn lộ trình và mức độ thực hiện giới hạn trên trong hơn 2 năm. Tuy nhiên định hướng chung vẫn là “siết” có lộ trình tín dụng vào đầu tư và kinh doanh bất động sản.

Một điểm sửa đổi khác nữa là tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, của ngân hàng thương mại nhà nước từ 15% lên 25%. Quy định này sẽ khiến sức cầu mua TPCP tăng lên làm giảm mặt bằng lợi suất trái phiếu chính phủ trong thời gian tới và qua đó làm giảm áp lực ngân sách.

Với các thông tin này, 2 nhóm cổ phiếu là Ngân hàng và Bất động sản vốn khá trầm lắng trong thời gian qua, có thể sẽ nhận được nhiều hỗ trợ tích cực, Và khi đó, 2 nhóm cổ phiếu này được cho là nơi trú ẩn hợp lý đối với dòng tiền trong giai đoạn nhạy cảm này.

 

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 30/05-03/06: Cổ phiếu Chứng khoán và Bất động sản sẽ thành tâm điểm thị trường? (29/05/2016)

>   Vietstock Weekly 30/05-03/06: Cổ phiếu Chứng khoán và Bất động sản sẽ thành tâm điểm thị trường? (29/05/2016)

>   Chứng khoán Tuần 23/05 - 27/05: Ngoại hưng phấn nhưng nội tiêu điều (27/05/2016)

>   Chứng khoán Tuần 23/05 - 27/05: Ngoại hưng phấn nhưng nội tiêu điều (27/05/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/05/2016: RSI về lại ngưỡng 50 (27/05/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 27/05: Hồi phục sau phiên giảm sâu (27/05/2016)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/05 (26/05/2016)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 27/05 (26/05/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/05/2016: Đà giảm tiếp tục (26/05/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 26/05: Giảm sâu, VN-Index hướng về 600 điểm (26/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật