Thứ Hai, 16/05/2016 08:47

Nhịp đập Thị trường 16/05: Đóng cửa ở gần mức cao nhất trong ngày

Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại 615.78 điểm, tăng tương ứng 0.81%, giá trị của hơn 107 triệu đơn vị được giao dịch gần 2,370 tỷ đồng. Toàn sàn HOSE có 93 mã tăng, 118 mã giảm và 95 mã đứng giá.

HNX-Index khép lại ngày giao dịch ở mức cao nhất là 81.75 điểm, cộng thêm 0.59% giá trị. Tổng mức giao dịch đạt 566 tỷ đồng. Trong khi đó, mặc dù UPCoM-Index đóng cửa giảm điểm (-0.84%) nhưng điểm sáng tại sàn này đến từ thanh khoản với hơn 237 tỷ đồng được sang tay, cao gần gấp đôi so với phiên cuối tuần trước.

Giao dịch thỏa thuận phiên hôm nay đạt giá trị khoảng 449 tỷ đồng. Trong đó, nhiều cổ phiếu nhóm Bất động sản có khối lượng thỏa thuận đáng kể như PDR 4.7 triệu cp, NLG gần 1.1 triệu, KBC 1 triệu. Ngoài ra còn có KSA với 3.4 triệu, PPC, 2.8 triệu, SVN 1 triệu cp...

Thị trường có phiên giao dịch đầu tuấn khá tích cực, trái ngược với nhiều quan điểm thận trọng được phát đi trước đó. Tuy nhiên, với mức điểm 615.78 hiện tại, VN-Index sẽ đối mặt với áp lực tại ngưỡng kháng cự mạnh được thiết lập từ tháng 11 năm ngoái là vùng 620 điểm trong vài phiên tới.

13h30: Giao dịch ổn định

Thị trường không có thay đổi đáng kể từ đầu phiên chiều, các chỉ số duy trì quanh mức đạt được ở thời điểm cuối phiên sáng. Tổng thanh khoản toàn thị trường đạt mức 2,235 tỷ đồng, tăng thêm hơn 740 tỷ so với buổi sáng.

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng có sự phân hóa nhẹ, ACB, STBVCB đang duy trì sắc xanh, SHB, BID đứng giá trong khi CTG giảm nhẹ.

Dầu khí tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt trong phiên này, hầu hết các cổ phiếu trong nhóm đều đang tăng giá, đáng chú ý PVD, PVC, PVS, PXS, ... tăng giá khá mạnh.

Phiên sáng: Còn tăng nhẹ

Đóng cửa phiên sáng, VN-Index tăng nhẹ 1.91 điểm (+0.31%), khối lượng giao dịch đạt 56.2 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1,119 tỷ đồng.

Sau thời điểm bùng lên trước đó, các cổ phiếu trụ như VNM, VCB và MSN đã chững lại, tạm thời đứng ở mức giá tham chiếu.

Tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0.28 điểm tức gần 0.35%, có tổng cộng 24.1 triệu cổ phần được trao tay, giá trị đạt hơn 333.5 tỷ đồng. Trong khi đó, Upcom-Index tiếp tục giao dịch dưới tham chiếu, khi giảm 0.41% và chỉ có hơn 41 tỷ đồng giá trị giao dịch.

Nhóm ngành tăng mạnh nhất phiên sáng nay là Bất động sản với 1.89%, tiếp đến là Khai khoáng 1.35%.

11h: Chuyển biến tích cực

Gần cuối phiên giao dịch sáng, thị trường có bước chuyển biến tích cực khi cả 2 chỉ số chính đều quay đầu tăng điểm. Sự tham gia của 3 ông lớn là KDC (+200), VNM (+2,000) và VIC (+1,500) trong nhóm tăng điểm được coi là động lực chính.

VN-Index có thời điểm tăng hơn 4.5 điểm (0.75%), trong khi HNX cũng ghi nhận mức tăng 0.4 điểm (0.49%). Thanh khoản 2 sàn đạt hơn 1,220 tỷ đồng. Dòng tiền có dấu hiệu tham gia trở lại và chấp nhận mua giá xanh nhiều hơn.

10h15: Thanh khoản suy yếu

VN-Index đánh mất mốc 610 điểm khi giảm 1.99 điểm, tương ứng 0.33%, thanh khoản vẫn thấp khi chỉ có 600 tỷ giao dịch khớp lệnh và hơn 80 tỷ giao dịch thỏa thuận.

Trong nhóm VN30, tương quan cổ phiếu tăng/giảm hiện đang là 6/15 mã, VCB (-400), CTG (-200), BVH (-1,000), là các cổ phiếu giảm mạnh nhất, ở chiều ngược lại, PVD (+600), STB (+400), ... là các mã đang duy trì sắc xanh tăng điểm.

Cổ phiếu ngành Thép tiếp tục đà giảm sau chuối tăng ấn tượng, HSG đang giảm 800, HPG mất 300 trong khi TLH không còn dư mua và vẫn đang còn 1.5 triệu cp dư bán đối ứng ở mức giá kịch sàn.

10h: Giằng co

Chỉ số VN-Index  giằng co khá mạnh quanh mốc tham chiếu, hiện giao dịch quanh 610.9 điểm, tương ứng tăng nhẹ 0.02% trong khi HNX-Index duy trì mức tăng nhẹ 0.28% để giao dịch quanh 81.5 điểm.

Thông tin đáng chú ý gần đây là giá cao su thiên nhiên đang có sự phục hồi đáng kể theo giá dầu thô thế giới. Tính từ đầu năm 2016, giá "vàng trắng" đã tăng mạnh 44%, hiện đang ở mức 40.4 triệu đồng/tấn, tăng 12.4 triệu đồng/tấn so với thời điểm 15/01/2016. Mặc dù vậy, nhóm cổ phiếu cao su thiên nhiên vẫn chưa cho thấy sự thay đổi tương tự, ngoài ra, vấn đề lớn nhất của nhóm cổ phiếu này vẫn là thanh khoản quá thấp.

Ở một góc nhìn khác, các cổ phiếu săm lốp sẽ gặp bất lợi trước diễn biến này. CSM (30,400 đồng/cp, -100), hay DRC (47,600 đồng/cp, -100) đang giảm nhẹ với thanh khoản không cao, trong khi đó, SRC (31,000 đồng/cp) thậm chí vẫn chưa phát sinh giao dịch.

Cổ phiếu Mía đường tiếp tục có sự phân hóa, bất chấp việc kết quả kinh doanh quý 3 và lũy kế của BHS lần lượt đạt mức 64.4 tỷ đồng và 146 tỷ đồng (niên độ bắt đầu từ 01/07), cao gấp đôi so với cùng kỳ nhưng giá cổ phiếu này vẫn đang trong xu hướng giảm. Trong khi đó, hưởng lợi từ việc mua vào của các cổ đông lớn LSS (12,500 đồng/cp, +200) tiếp tục nối dài xu hướng tăng bắt đầu tư giữa tháng Tư cho đến nay.

9h30: STB tiếp tục tăng mạnh

VN-Index mở cửa giảm nhẹ, thanh khoản khá thấp khi chỉ đạt trên 60 tỷ đồng, dòng tiền có dấu hiệu ngập ngừng trước vùng giá nhạy cảm.

Các cổ phiếu lớn như VNM, BVH, MSN  tiếp tục giao dịch quanh tham chiếu trong khi đó, nhóm cổ phiếu Dầu khí đang cho thấy sức hấp dẫn với dòng tiền ngắn hạn. Giá dầu thô thế giới hiện đang ở mức 46.91 USD/thùng, tăng nhẹ 1.51% có thể đang là động lực hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu Dầu khí trong nước.

Hiện tại, PVD, PVS, PGS đều có mức tăng điểm nhẹ, PVG tăng gần 3% sau khi thực hiện chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%.

Đáng chú ý nhất lúc này chính là cổ phiếu STB tiếp tục tăng mạnh hơn 5%, tạm giao dịch quanh mức giá 12,200 đồng/cp với khối lượng giao dịch khớp lệnh hơn 1.2 triệu đơn vị. Khối ngoại cũng đang mua mạnh cổ phiếu này.

Một cổ phiếu khác là TLH tiếp tục điều chỉnh trước áp lực chốt lời, hiện giảm 5.2% và đang lùi về sát giá sàn.

Nhóm cổ phiếu Bất động sản thì có diễn biến tích cực sáng nay. SJS sau thông tin về dự án Nam An Khánh đã tiếp tục xu hướng tăng ấn tượng, hiện đang ở mức giá 25, tăng mạnh 5%. Các cổ phiếu BĐS khác như NLG, DXG, LHG, ... cũng đang giao dịch tích cực.

Trước giờ giao dịch

Thị trường bắt đầu tuần giao dịch mới với không nhiều nhận định lạc quan trong ngắn hạn do lo ngại về hiệu ứng “Sell in May”, khả năng dẫn dắt của một số cổ phiếu trụ cột hay việc thị trường sắp bước vào giai đoạn trống thông tin thời gian tới.

Trong tuần trước, hầu hết các nhóm cổ phiếu lớn như Thép (HPG, HSG), Tài chính (SSI, BVH, VCB) hay Tiêu dùng (SBT, MSN, KDC)… đều tỏ ra đuối sức, thậm chí nhiều mã đã bắt đầu điều chỉnh sau quá trình tăng điểm trước đó, một dấu hiệu cơ bản của quá trình tạo đỉnh ngắn hạn.

Thanh khoản tăng nhẹ 3.2% so với tuần trước khi mỗi phiên có trung bình 3,152 tỷ đồng được giao dịch. Để đạt được mức tăng thanh khoản này, bên sở hữu cổ phiếu đã phải đánh đổi bằng cách hạ giá bán, đồng nghĩa với mong muốn tạm thời đứng ngoài thị trường đang được ưu tiên hơn là mục tiêu lợi nhuận.

Động lực chính của thị trường giai đoạn vừa qua là dòng vốn ngoại và một khi động lực này bị suy giảm, đà tăng điểm của thị trường có thể sẽ bị đe dọa. Trong tuần trước, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tổng cộng 2.38 triệu đơn vị các loại cổ phiếu, giá trị thoái vốn đạt 168 tỷ đồng. Các cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất phải kể đến HPG (9.5 triệu), VIC (4.1 triệu) hay KSA, FLC, mỗi cổ phiếu bị bán hơn 2 triệu đơn vị.

Tuy vậy, thông tin tích cực đang được nhiều người kỳ vọng là việc hàng loạt ngân hàng cam kết giảm lãi suất đầu ra cũng làm tăng thêm niềm tin việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ với mức độ sâu rộng hơn.

Ngoài ra, câu chuyện về chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Obama sang Việt Nam từ 22/05 – 25/05 cũng đang được kỳ vọng như là một cú huých (Obama wave) bởi trong lịch sử, sau mỗi chuyến thăm ở cấp độ tương tự thì TTCK Việt Nam luôn có một đợt tăng giá ấn tượng sau đó, đặc biệt vào năm 2006./.

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 16-20/05: Ưu tiên bảo toàn tài khoản (15/05/2016)

>   Vietstock Weekly 16-20/05: Ưu tiên bảo toàn tài khoản (15/05/2016)

>   Chứng khoán Tuần 09/05 - 13/05: Dòng tiền suy yếu (13/05/2016)

>   Chứng khoán Tuần 09/05 - 13/05: Dòng tiền suy yếu (13/05/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/05/2016: Test vùng 615-620 điểm (13/05/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 13/05: VN-Index giữ vững mốc 610 (13/05/2016)

>   Vietstock Daily 13/05: Nên áp dụng chiến thuật lướt sóng trong phiên? (12/05/2016)

>   Vietstock Daily 13/05: Nên áp dụng chiến thuật lướt sóng trong phiên? (12/05/2016)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/05: Giằng co mạnh tại vùng đỉnh cũ (12/05/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 12/05: VN-Index điều chỉnh sau 2 phiên tăng liền trước (12/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật