Thứ Sáu, 20/05/2016 19:59

Ngân hàng kỳ lạ nhất thế giới đang thay đổi đời sống dân nghèo như thế nào?

Sở dĩ nó được gọi “kỳ lạ nhất” là vì khách hàng của ngân hàng này đến từ khu vực nghèo phía Đông của Indonesia. Họ có thể đến đây để mượn tiền và trả bằng... rác, Bloomberg cho biết.

“Chương trình này xuất phát từ người dân ở đây, do họ quản lý, và phần thưởng là dành cho chính họ. Từ góc độ kinh tế, điều này đã mang lại những kết quả tốt”. Surayana, Giám đốc Ngân hàng rác Mutiara ở thành phố Makassar trên đảo Sulawesi, cho biết.

Chính ý tưởng cho rằng sự phát triển công nghệ có thể “phá bĩnh” ngành ngân hàng đã giúp loại hình ngân hàng này ra đời. Không chỉ ở các khu phố lân cận ở Indonesia mà còn ở những nơi khác trên khắp châu Á và châu Âu, những người dân địa phương đang mong “ngân hàng rác” như là một cách để giảm áp lực cho các bãi chôn ngày càng phình ra và cho phép những công dân nghèo nhất có thể tiếp cận được với các dịch vụ tiết kiệm và tín dụng.

Mỗi ngày thành phố Makassar với 2.5 triệu dân này thải ra 800 tấn rác, hầu hết là bị tống vào đống rác cao bằng tòa nhà 5 tầng, khiến cho khu vực này có diện tích bằng tới... hai sân bóng đá. Những người đi bới rác, mà phần nhiều trong đó là trẻ em, phải kiếm ăn cùng với những con bò.

Nhưng chính nhờ điều này mà ngành ngân hàng rác đang “cất cánh”. Các cư dân địa phương mang những loại rác tái chế được như chai nhựa, giấu và dồn chúng lại ở các điểm tập kết (được gọi là ngân hàng). Tại đây, rác được cân và trả bằng tiền. Cũng giống như một ngân hàng thông thường, khách hàng có thể mở tài khoản, gửi tiết kiệm từ số rác kiếm được và được quy đổi sang đồng rupiah, rồi hàng tháng có thể rút lãi.

Chính quyền thành phố cam kết mua rác theo giá được niêm yết tại ngân hàng nhằm bảo đảm quyền lợi cho người nhặt rác. Sau đó họ bán lại cho các thương lái và những thương lái đó sẽ bán chúng cho các nhà máy giấy và nhựa trên đảo Java.

Tại những ngân hàng rác khác ở Indonesia, những người chủ tài khoản còn có thể đổi rác lấy gạo, thẻ điện thoại hay trả tiền điện. Tại ngân hàng rác Mutiara, một số người đã đăng ký tham gia chương trình gia sư. Theo đó, các sinh viên trong vùng sẽ giúp con cái họ làm bài tập ở nhà và nhận thù lao trực tiếp từ ngân hàng rác.

Khách hàng tại Makassar, mà hầu hết là phụ nữ tham gia nhặt rác khi rảnh rỗi, thường gửi tiết kiệm những món tiền cực nhỏ: khoảng 2,000 đến 3,000 rupiah/tuần (15 đến 23 cent), dù rằng cũng có những khách hàng tiết kiệm được nhiều hơn nhờ dành nhiều thời gian hơn. Nhiều người cũng đến đây để vay tiền, phần lớn thường là để mua gạo trong khi chờ đến cuối tuần chồng mang tiền về.

Không ai mất khả năng thanh toán

“Chưa có ai bị mất khả năng thanh toán cả. Miễn là còn sống ở đây, họ sẽ trả. Họ chỉ cần mang thêm rác đến, mà rác thì có ở khắp mọi nơi,” Suryana, một phụ nữ 43 tuổi đang làm công việc sổ sách và quản lý tại ngân hàng, cho biết.

Với những khách hàng như Sitinah, người đang có một cửa hiệu nhỏ bán các vật dụng thiết yếu hàng ngày trong con hẻm cách ngân hàng không xa thì đó là con đường ngắn nhất giúp họ có thể tiếp cận với một tổ chức cho vay trong cuộc đời mình.

“Trước đây tôi dường như chưa bao giờ có tiền trong tay. Giờ đây tôi có thể rút nguồn tiết kiệm này khi cần đến”, cô hớn hở khoe sau khi rút ra số tiền 50,000 rupiah để mua một chiếc nồi lớn dùng cho dịch vụ nấu tiệc mà mình mới mở.

Giá ổn định

“Đó là ý tưởng đơn giản và hay. Bằng cách tham gia vào thị trường, thành phố bảo đảm người nhặt rác bán được hàng với giá ổn định. Chất lượng ở đây tốt và không ăn gian khi cân”,  một thương lái mua lại hàng của ngân hàng rác cho biết.

Theo Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, quốc gia này thải ra 64 triệu tấn rác mỗi năm, 70% trong số đó là được chôn tại các bãi.

Theo ông thị trưởng, Mutiara là một trong hơn 200 ngân hàng rác ở Makassar và nổi lên như là một hình mẫu cho các thành phố khác. Năm ngoái Indonesia đã có hơn 2,800 ngân hàng rác hoạt động ở 129 thành phố, với 175,000 khách hàng.

Theo Sanjay K. Gupta, một chuyên gia quản lý chất thải tại công ty tư vấn Skat Consulting Ltd. ở Thụy Sĩ, người đã nghiên cứu các dự án tại Indonesia và những nơi khác, để ngành ngân hàng rác thành công, sự hỗ trợ của chính quyền là rất quan trọng. “Bạn không thể hoạt động mà không có đất hay các trụ sở”, ông nói.

Các cơ quan địa phương ở Makassar cũng đang được một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ. Tổ chức này được cấp vốn từ PT Unilever Indonesia và do Saharuddin Ridwan, một cựu nhà báo truyền hình từng phụ trách mảng chiến tranh tôn giáo ở Đông Indonesia suốt thập kỷ qua, phụ trách. “Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm với rác”, Ridwan nói./.

Các tin tức khác

>   Hệ thống tài chính toàn cầu đang lâm nguy? (20/05/2016)

>   Dầu giảm nhẹ khi kỳ vọng Fed nâng lãi suất tăng cao (20/05/2016)

>   Vàng trượt xuống mức thấp nhất trong 3 tuần (20/05/2016)

>   Người TQ đổ hàng chục tỉ đô la vào bất động sản Mỹ (19/05/2016)

>   IMF đồng ý giải ngân khoản vay mới 1,6 tỷ USD cho Ukraine (19/05/2016)

>   Giá thực phẩm toàn cầu leo thang, ai lợi - ai thiệt? (19/05/2016)

>   Venezuela bên bờ vực (19/05/2016)

>   Biên bản họp: Fed có thể nâng lãi suất vào tháng 6 (19/05/2016)

>   Mỹ Latinh mất 1.400 tỷ USD do hoạt động tài chính phi pháp (19/05/2016)

>   Vàng giảm nhẹ khi Fed để ngỏ khả năng nâng lãi suất vào tháng 6/2016 (19/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật